Anh Dũng : Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không?
Trả lời:

Béo phì có thể được định nghĩa đơn giản là sự dư thừa lượng chất béo trong cơ thể từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý tim mạch. Cách đơn giản để đánh giá sự dư thừa lượng chất béo trong cơ thể là tính chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo m). Bạn cao 167 cm, nặng 75 kg; chỉ số khối cơ thể của bạn là 26,9. Như vậy bạn được xếp vào béo phì mức độ I. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ rất cao mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và các rối loạn lipid máu khác, tăng nguy cơ bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả ung thư. Giảm cân nặng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

 

Tình trạng

BMI (kg/m2)

Nguy cơ

Thiếu cân

< 18,5

Tăng

Bình thường

18,5 – 24,9

Bình thường

Thừa cân

25 – 29,9

Tăng

Béo phì độ I

30,0 – 34,9

              Cao

Béo phì độ II

35,0 – 39,9

Cao hơn

Béo phì độ III

> = 40

Rất cao

Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, tập thể dục không những giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch mà còn làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn trong cuộc sống!

Nếu bạn tập thể dục 30 đến 60 phút mỗi ngày và tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và béo phì.

Một số nhà nghiên cứu còn chứng minh rằng ngay cả khi bạn tập thể dục với cường độ nhẹ như đi bộ, chăm sóc cây cảnh, làm vườn… bạn cũng đã giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Tập thể dục mặt khác còn giúp bản giảm căng thẳng trong cuộc sống, khỏe hơn, ngủ ngon hơn và ăn ngon miệng hơn.

Trong các hình thức tập thể dục thì đi bộ được chứng minh rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bạn có thể đi bộ mọi nơi, mọi lúc với các tốc độ khác nhau.

Các hình thức tập thể dục khác như đi xe đạp, tập yoga, bơi… cũng rất tốt cho tim mạch.

Bạn đừng để vấn đề tuổi tác làm nặng đôi vai mình, người cao tuổi vẫn rất cần tập thể dục, hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về hình thức, thời gian tập thể dục.

Bạn nên ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy: đau ngực, đau lưng, đau vai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mệt, nhịp tim đập nhanh hoặc đập chậm… hoặc khi bạn thấy bạn bị nói ngắt quãng khi đang tập thể dục.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, hạ cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.