Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp được coi là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe của con người, bệnh gây ra và để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu như không được xử trí kịp thời, hoặc để lại những hậu quả khôn lường sau những di chứng về sau như tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy tim, xơ vữa động mạch do các thành mạch máu bị dày lên gây tắc nghẽn mạch vành.

Tăng huyết áp - khi nào xảy ra?

Huyết áp cao được định nghĩa khi (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương) cao hơn mức bình thường. Theo như các chuyên gia y tế, tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp thâm thu/tâm trương từ 140mmHg/90mmHg trở lên.

ban-co-biet-nguyen-nhan-gay-ra-tang-huyet-ap.jpg

Bạn có biết nguyên nhân gây ra tăng huyết áp? 

Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp được phận loại và xác định làm hai dạng chính là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân và tăng huyết áp có nguyên nhân.

Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân - làm sao để xác định

Hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp nguyên phát… theo các chuyên gia y tế khảo sát số lượng người bị tăng huyết áp không xác định rõ nguyên nhân có khoảng 95% trường hợp. Tuy nhiên qua kết quả phân tích, đánh giá các bác sĩ cũng lưu ý ở một số yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng huyết áp ở các đối tượng sau:

- Lịch sử gia đình có người bị bệnh tăng huyết áp nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe huyết áp của cả nam giới và nữ giới.

- Chủng tộc và độ tuổi được xem là yếu tố nguy cơ gây ra tăng huyết áp nguyên phát khá cao, điển hình tại Mỹ đã đưa ra số liệu sau cuộc nghiên cứu thì người da đen có nguy cơ bị tăng huyết áp gấp 2 lần so với người da trắng, bên cạnh đó thì độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, nhất là từ độ tuổi 65 trở lên.

- Ăn quá mặn cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp vô căn. Điều đó được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích một phần người dân sống trên đảo phía Bắc của Nhật Bản do ăn muối nhiều nên tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao vô căn gần như nhất thế giới. Ngược lại, với những người dân vùng đất liền do chế độ ăn ít muối ở các bữa ăn nên họ hầu như không có dấu hiệu của tăng huyết áp.

an-man-nguyen-nhan-gay-ra-benh-cao-huyet-ap.jpg

Ăn mặn - nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp 

- Ngoài ra bên cạnh các yếu tố trên thì nguy cơ bịcao huyết áp nguyên phát còn hay xảy ra ở những đối tượng bị béo phì, tiểu đường, cơ thể thiếu lượng canxi, kali, magie, hay tình trạng căng thẳng kéo dài, thiếu hoạt động thể chất, hoặc các đối tượng tiếp xúc nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… cũng là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp.

Với tăng huyết áp thứ phát nguyên nhân do đâu?

Đối với cao huyết áp mà biết được nguyên nhân gây bệnh thì được gọi là tăng huyết áp thứ phát, ở đối tượng này chiếm từ 5 đến 10% tỷ lệ gây bệnh. Theo đó, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra trong các nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp thứ phát thì đối tượng mắc bệnh cao nhất khi liên quan đến bệnh thận; hay ở những người bị hở van động mạch chủ, bệnh cường giáp, hoặc những hiện tượng bất thường xảy ra với tuyến thượng thận cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tăng huyết áp thứ phát.

nguoi-bi-than-co-nguy-co-cao-mac-benh-huyet-ap-cao.jpg

Người bị thận có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp cao

Không những vậy, đặc biệt ở những đối tượng hay sử dụng các loại thuốc tránh thai, các loại thuốc làm co mạch máu, làm giữ muối, nước, đặc biệt là những người sử dụng thuốc có chứa estrogen được xem là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp thứ phát khá cao. 

Lời khuyên cho người bị cao huyết áp?

Đối với những người bị cao huyết áp nên đặc biệt quan tâm và chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của mình. Trong chế độ ăn uống cần tránh những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ và chất đạm từ động vật, đặc biệt là những loại thức ăn nhanh, hay những loại thức ăn chứa nhiều muối, tăng cường sử dụng chất xơ từ rau củ quả…

Tăng cường hoạt động thể chất để duy trì sức khỏe huyết áp được ổn định, phòng ngừa và hạn chế tối thiểu những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp bằng cách, hàng ngày nên dành ra 30 phút cho đến 1 giờ đồng hồ cho việc hoạt động thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…

Bên cạnh đó nên sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ và điều trị bệnh tăng huyết áp từ các loại thảo dược thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe lâu dài, hạn chế được những tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tây điều trị trong thời gian dài. Định kỳ nên đi kiểm tra sức khỏe để có kiểm soát chỉ số huyết áp được ổn định, an toàn cho sức khỏe.

Bích Nhi