Bệnh mạch vành (CHD) với triệu chứng điển hình là cơn đau thắt ngực dữ dội, đau nhói, thắt chặt như kim châm. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Nhận biết những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh được mệnh danh là “sát thủ giết người thầm lặng” này.
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Đa số các trường hợp mắc bệnh mạch vành có liên quan đến các mảng xơ vữa. Sự hình thành mảng xơ vữa bắt nguồn từ sự tổn thương thành mạch do các yếu tố như chất độc từ khói thuốc lá, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, stress oxy hóa… khiến cholesterol và các chất thải khác trong máu lắng đọng tại vị trí tổn thương, gây ra phản ứng viêm mạch máu và hình thành nên mảng xơ vữa làm tắc hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim.
Một số trường hợp hiếm gặp bệnh mạch vành không phải do mảng xơ vữa mà do co thắt mạch vành, viêm mạch vành do lupus ban đỏ hoặc bất thường bẩm sinh; suy vành cơ năng do bệnh van tim hoặc bệnh cơ tim phì đại.
Mảng xơ vữa - nguyên nhân bệnh mạch vành thường gặp nhất
Với các hoạt chất sinh học tự nhiên, TPCN Vương Tâm Thống giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, hạ cholesterol, hạ huyết áp và phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở những người có nguy cơ cao. Liên hệ đến số 0962 546 541 để được biết thêm chi tiết.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành
Khả năng mắc bệnh mạch vành sẽ cao hơn đáng kể nếu bạn có những yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Cholesterol máu cao: Cholesterol là một chất béo do gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cholesterol rất cần thiết để duy trì các tế bào khỏe mạnh, nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành.
Cholesterol di chuyển trong máu dưới dạng các phân tử lipoprotein. Có một số loại lipoprotein khác nhau, trong đó có hai loại chính là lipoprotein tỷ trọng thấp (low density lipoprotein, viết tắt là LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (high density lipoprotein, viết tắt là HDL).
LDL được gọi là “cholesterol xấu” đưa cholesterol từ gan đến các tế bào. Cholesterol LDL có xu hướng lắng đọng trong lòng động mạch, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Tại Anh, chính phủ khuyến cáo mức cholesterol nên là dưới 3 mmol/L với những người lớn khỏe mạnh và dưới 2 mmol/L với những người có nguy cơ cao.
Ngược lại HDL được gọi là “cholesterol tốt” mang cholesterol ra khỏi các tế bào trở về gan để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL) lý tưởng phải trên 1mmol/L, dưới nồng độ này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tỷ lệ HDL trong tổng số cholesterol của bạn cũng có thể được tính toán. Đây là mức cholesterol tổng cộng chia cho số HDL. Nhìn chung, tỷ lệ này nên ở dưới bốn để giảm khả năng mắc bệnh tim mạch.
Huyết áp cao: Huyết áp cao làm gia tăng áp lực cho tim, làm mạch vành trở nên suy yếu và có thể dẫn tới bệnh mạch vành. Chỉ số huyết áp được tính bằng mm thủy ngân (mmHg) và được đo tại hai thời điểm trong chu kỳ tuần hoàn máu của bạn:
Huyết áp tâm thu: là chỉ số huyết áp khi tim co bóp để bơm máu ra ngoài
Huyết áp tâm trương: là chỉ số huyết áp khi trái tim ngưng nghỉ và được bơm đầy máu
Cao huyết áp được định nghĩa khi chỉ số tâm thu ≥140mmHg hay huyết áp tâm trương ở mức ≥ 90mmHg.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh mạch vành. Nicotine và carbon monoxide (có trong khói thuốc) là 2 chất điển hình trong số các độc chất có trong khói thuốc lá có thể gây tổn hại niêm mạc của động mạch vành và khiến tim đập nhanh hơn. Chúng cũng làm tăng nguy cơ cục máu đông trong động mạch.
Nếu bạn có thói quen hút thuốc thường xuyên đồng nghĩa bạn đã tự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của mình lên 24%.
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh mạch vành
Bệnh tiểu đường: Lượng đường huyết cao không trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhưng nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Đây là bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành lên đến 2 lần bởi bệnh tiểu đường làm cho niêm mạc mạch máu trở nên dày hơn, kém đàn hồi và nguy cơ cao phát triển mảng xơ vữa làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông.
Huyết khối (cục máu đông): Huyết khối hay cục máu đông thường xuất hiện trong tĩnh mạch hay động mạch. Nếu huyết khối xảy ra trong lòng động mạch (huyết khối động mạch vành), nó sẽ gây ra tình trạng hẹp động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim. Huyết khối thường xảy ra tại cùng vị trí mảng xơ vữa hình thành.
Thói quen lười vận động: Những người ít vận động thể lực, hay ngồi nhiều trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành hơn 35% so với những người thường xuyên luyện tập thể dục.
Bệnh mạch vành không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe với tỷ lệ tử vong ngày càng cao mà còn gây không ít khó khăn, tốn kém trong điều trị nếu không phát hiện sớm. Chính vì vậy, nhận biết được nguyên nhân bệnh mạch vành cùng những yếu tố nguy cơ gây bệnh sẽ làm tăng cơ hội phòng ngừa bệnh từ sớm cho người bệnh.
Ds Phạm Hường
Nguồn: http://www.nhs.uk/conditions/coronary-heart-disease/Pages/Causes.aspx