Khi nhắc đến hội chứng trái tim tan vỡ, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ tưởng tượng đến hình ảnh một trái tim bị tổn thương nghiêm trọng và “nứt vỡ” theo đúng tên gọi của nó. Nhưng thực ra, đây là tình trạng bệnh lý tim mạch xảy ra khi quá căng thẳng stress hoặc gặp phải một cú sốc về tâm lý, tình cảm, biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau thắt ngực dữ dội.

Hội chứng trái tim tan vỡ liệu có thật?

Hội chứng trái tim tan vỡ được mô tả lần đầu tiên năm 1990 bởi một bác sĩ người Nhật. Ông phát hiện ra rằng tâm thất trái của bệnh nhân bị biến dạng trông như cái bẫy bạch tuộc của ngư dân Nhật Bản, có tên là takutsubo. Do vậy hội chứng trái tim tan vỡ còn có tên là bệnh cơ tim takotsubo, liên quan đến sự căng thẳng tâm lý quá mức. Theo thống kê thì có tới hơn 90% các trường hợp bệnh nhân là phụ nữ trong độ tuổi từ 58 tới 75, nhưng đàn ông cũng không phải là đối tượng ngoại lệ.

Cái chết đột ngột của ông Hollywood Simon Monjack, 39 tuổi, được coi là một minh chứng có thật về hội chứng trái tim tan vỡ. Mẹ của ông, bà Linda cho biết, con trai mình đang ở trong thời gian "đau khổ tột cùng" sau khi vợ của ông, nữ diễn viên Brittany Murphy mất cách đó 5 tháng. Điều này cho thấy, sự mất mát lớn về tình cảm có thể khiến con người ta rơi xuống vực thẳm và khó lường trước được hậu quả xảy ra.

Hội chứng trái tim tan vỡ gây ra bởi những tổn thương về tâm lý

Hội chứng trái tim tan vỡ gây ra bởi những tổn thương về tâm lý

Các triệu chứng ban đầu của hội chứng trái tim tan vỡ có thể giống với một cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, đau thắt ngực dữ dội, đột ngột. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra do mảng xơ vữa “nứt vỡ”, hình thành cục máu đông và làm tắc nghẽn động mạch vành cung cấp máu đến nuôi tim. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài sẽ khiến các tế bào có thể chết đi, tạo thành sẹo tổn thương vĩnh viễn, đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, ở những người gặp phải hội chứng trái tim tan vỡ thì động mạch vành của họ vẫn bình thường, không bị xơ vữa, không có cục máu đông. Lúc này, các tế bào cơ tim đang "choáng váng" bởi sự kích thích quá mức do căng thẳng, thời gian thường chỉ kéo dài trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần. Điều này có thể khiến người bệnh bị chẩn đoán nhầm khi mới nhập viện.

Xem thêm:

Sau cơn đau tim – hệ lụy về mặt tinh thần

Cách phòng tránh hội chứng trái tim tan vỡ hiệu quả

Nguyên nhân gây hội chứng trái tim tan vỡ

Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng của trái tim tan vỡ vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các nhà khoa học cho rằng các tổn thương về mặt tâm lý có thể làm giải phóng ra các hormon căng thẳng (chẳng hạn như adrenaline) làm “choáng” tim. Yếu tố tác động này khiến tế bào cơ tim bị suy yếu hoặc co giãn liên tục đến mức mất dần tính đàn hồi. Ảnh hưởng nhất là tế bào cơ tim tại tâm thất trái, buồng bơm máu chính của tim bị phình rộng, giảm khả năng co bóp, bơm máu vào hệ thống tuần hoàn.

Tình trạng này gọi là căng thẳng cơ tim, nhưng vì nó có liên quan tới yếu tố tình cảm nên thường được gọi hội chứng tim như tan vỡ. Estrogen là một hormon có tác dụng bảo vệ tim trước những kích thích về tâm lý, ở phụ nữ cao tuổi thì lượng hormon này giảm đi nhiều do vậy họ dễ gặp phải hội chứng này.

Đau thắt ngực cũng là biểu hiện của hội chứng trái tim tan vỡ

Đau thắt ngực cũng là biểu hiện của hội chứng trái tim tan vỡ

Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

- Sau cái chết của người thân

- Ly hôn, chia tay người yêu, thất tình

- Bị bạo hành gia đình

- Thua lỗ, mất mát về tài sản

- Nhận một tin xấu (chẳng hạn như bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo)

- Sợ hãi quá mức: ví dụ như phải làm phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật về y tế

- Trải qua một vụ tai nạn nghiêm trọng

Với một bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mạch vành trước đó, một sự kiện căng thẳng như cái chết của một người thân cũng có thể trở thành nhân tố kích thích căng thẳng quá mức gây co mạch, kéo theo làm tăng huyết áp và gây ra nứt vỡ mảng xơ vữa bám trong động mạch, làm khởi phát một cơn đau tim đột ngột. Chính vì vậy, khi thấy có biểu hiện đau tức ngực thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức, hỏi ý kiến bác sĩ để thăm khám kịp thời, hạn chế làm tổn thương trái tim của mình.

TPCN Vương Tâm Thống giúp làm giảm tình trạng đau thắt ngực, ổn định mảng xơ vữa động mạch vành, bảo vệ trái tim trước những ảnh hưởng xấu của stress tâm lý. Hãy gọi theo số điện thoại 0962 546 541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn tốt nhất.

Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

Ở hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ không có sự tổn thương lâu dài về tim và hoàn toàn có thể bình phục sau khi ổn định về tâm lý, tinh thần.

Không có hướng dẫn điều trị chuẩn đối với hội chứng trái tim tan vỡ. Việc điều trị có thể được được thực hiện giống như các xử trí với những cơn đau tim thông thường. Trên lâm sàng các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân thở oxy và các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu… Các loại thuốc này có tác dụng giảm gánh nặng cho tim và ngăn chặn các cơn đau tim tiếp theo. Hầu hết các bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn sau 1 - 2 tháng nếu đáp ứng điều trị tốt. Tử vong và các di chứng về sau là hiếm khi xảy ra.

Lưu ý: Cơn đau tim có thể kèm theo tụt huyết áp tuy nhiên nếu sử dụng các thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm inotrope chẳng hạn như digoxin thì thường làm tình trạng trầm trọng thêm. Những thủ thuật thường được chỉ định để đối với cơn nhồi máu cơ tim như phẫu thuật đặt stent, bắc cầu động mạch vành… sẽ không thích hợp để điều trị hội chứng trái tim tan vỡ.

Ds Nguyễn Phượng

Tham khảo:

www.well.blogs.nytimes.com

www.mayoclinic.org