Thiếu máu cơ tim là bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay và nó đã không còn trở nên xa lạ với rất nhiều người. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim. Hiểu rõ về thiếu máu cơ tim là cách phòng tránh tốt nhất và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả mà bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Xơ vữa mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Căn bệnh này khởi phát khi người bệnh còn trẻ và rất khó phát hiện cho đến khi bước sang tuổi trung niên hoặc tuổi già, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.

Ban đầu, lớp niêm mạc trong lòng động mạch vành bị tổn thương, gây viêm. Sau đó, cholesterol trong máu kết hợp với canxi, xác các tế bào máu và hình thành mảng xơ vữa động mạch tiến triển dày lên theo thời gian. Mảng xơ vữa này thu hẹp lòng mạch, khiến lượng máu về tim bị suy giảm đáng kể.

Thiếu máu cơ tim do lòng mạch vành bị thu hẹp2.jpg

Thiếu máu cơ tim do lòng mạch vành bị thu hẹp

Ai là người có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim?

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim nếu có các yếu tố sau:

- Gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch

- Mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường, bệnh thận giai đoạn cuối…

- Lối sống lười vận động

- Hút thuốc lá

- Nghiện rượu hoặc/ và ma túy

Nam giới có nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim tăng lên, đặc biệt là những người thường xuyên uống thuốc tránh thai, hút thuốc lá.

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến một số triệu chứng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau thắt ngực, ngực bị áp lực đè nén nặng nề, khó thở, hụt hơi. Đặc điểm của các triệu chứng này:

- Giảm bớt khi người bệnh đang vận động chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch

- Cơn đau lan từ ngực ra cánh tay, lưng hoặc vùng trên của cơ thể

- Ở nữ giới thường gặp triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu

- Các triệu chứng xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại giống nhau

- Thường xuất hiện khi người bệnh vận động

- Xuất hiện trong thời gian ngắn, dưới 5 phút

Trường hợp thiếu máu cơ tim nặng, dẫn đến nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như:

- Cơn đau thắt ở ngực trái, nặng dần lên và không có dấu hiệu giảm bớt dù đã nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

- Buồn nôn hoặc nôn

- Cảm giác bồn chồn, lo lắng

- Cơ thể mệt mỏi, đau ở cổ hoặc hàm, vai, cánh tay

- Thở thanh, thở gấp.

Sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống để làm giảm triệu chứng đau ngực, mệt mỏi do thiếu máu cơ tim, phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả. Liên hệ 0962.546.541 để được tư vấn.

Hotline Vương Tâm Thống 0962546541

Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Điều trị hiệu quả cho người bệnh thiếu máu cơ tim phải kết hợp được nhiều yếu tố bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật khi cần thiết, dùng thảo dược tự nhiên và áp dụng một lối sống lành mạnh. Mục tiêu của điều trị là giảm được nguy cơ hình thành cục máu đông, phòng biến chứng nhồi máu cơ tim, khôi phục dòng máu lưu thông về tim để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Điều trị thiếu máu cơ tim bằng thuốc

Người bệnh thường được chỉ định các thuốc nhóm statin để hạ thấp lượng cholesterol dư thừa trong máu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thêm các loại thuốc khác để hạ huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột tử như thuốc chống đông máu, thuốc hạ áp….

Điều người bệnh cần nhớ là uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc khi chưa được bác sỹ đồng ý.

Điều trị thiếu máu cơ tim bằng phẫu thuật

- Can thiệp mạch vành qua da (angioplasty): là thủ thuật dùng ống thông tim có bóng nong mạch ở đầu để mở rộng phần mạch vành bị tắc nghẽn. Sau đó, đặt ống stent tại vị trí tắc để gia cố lòng mạch, ngăn ngừa tái hẹp tại vị trí này trong nhiều năm sau đó.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): là dạng phẫu thuật mở lồng ngực, ghép một đoạn động mạch khỏe mạnh vào hai đầu của đoạn mạch vành bị tắc nghẽn, giúp máu đi vòng qua phần bị tắc để về tim. Phương pháp này áp dụng cho người bệnh bị tắc đồng thời nhiều mạch vành cùng lúc.

bắc cầu mạch vành.jpg

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành điều trị thiếu máu cơ tim

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Nếu như thuốc có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật mang lại rủi ro cao thì việc bổ sung các loại thảo dược tự nhiên tốt cho tim mạch lại bù đắp được những khuyết điểm này. Những thảo dược đó bao gồm:

Bồ hoàng: có tác dụng giãn mạch máu, tăng cường lượng máu lưu thông qua mạch vành, giảm đau thắt ngực và giảm lượng cholesterol có hại trong máu hiệu quả đạt tới 70%.

Đỏ ngọn: chứa chất chống oxy hóa, vô hiệu hóa các gốc tự do – tác nhân gây viêm lòng mạch, hình thành các mảng xơ vữa.

Người bệnh có thể dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim Vương Tâm Thống được bào chế từ những loại thảo dược này kết hợp với Hoàng bá, Đan sâm, Nattokinase… cùng với thuốc tây y để nâng cao hiệu quả điều trị

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ bác Nguyễn Văn Túy (0977 382 070 ) - Hưng Yên bị hẹp mạch vành 50% gây thiếu máu cơ tim nặng đã tích cực dùng thuốc theo chỉ định cùng với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược chứa Bồ Hoàng, Đỏ ngọn... là Vương Tâm Thống, nhờ vậy đã tìm lại được sức khỏe cho trái tim trong video dưới đây.

Áp dụng một lối sống lành mạnh

Chế độ ăn của người bệnh thiếu máu cơ tim rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh. Người bệnh cần lưu ý:

- Nên ăn nhiều trái cây, rau quả, thịt nạc trắng.

- Hạn chế ăn và chỉ chọn nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: bơ, dầu hướng dương, dầu đậu nành, bơ lạc, dầu olive, dầu cải, các loại cá béo…

- Hạn chế ăn muối và đường.

Ngoài ra, người bệnh thiếu máu cơ tim cũng cần thường xuyên vận động để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân quá mức. Vận động cũng là một phương thức giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả giúp người bệnh sống khỏe hơn và giảm bớt các triệu chứng do thiếu máu cơ tim gây ra.

Ds. Lan Chi

Tham khảo

http://www.healthline.com/health/ischemic-cardiomyopathy#causes3

https://www.healthgrades.com/conditions/ischemic-heart-disease--symptoms

https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/cad/treatment