Xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch là tình trạng lòng động mạch dẫn máu tới các cơ quan bị thu hẹp bởi bởi các mảng bám (mảng xơ vữa) được cấu tạo từ cholesterol, chất thải tế bào, canxi và một số thành phần khác trong máu…

Thông tin về xơ vữa động mạch trong bài viết này bao gồm:

Xơ vữa động mạch nguy hiểm như thế nào

Triệu chứng của xơ vữa động mạch

Ai có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch?

Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách nào?

Điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch nguy hiểm như thế nào?

Xơ vữa động mạch được xếp vào nhóm bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì nó là nguyên nhân gây tử vong số một trong tất cả các bệnh lý. Khi bị xơ vữa động mạch, các động mạch dẫn máu tới các cơ quan sẽ bị thu hẹp, khiến các cơ quan bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường, lâu dần dẫn tới suy giảm chức năng. Đặc biệt, xơ vữa động mạch là yếu tố tạo điều kiện để cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch. Cục máu đông có thể kết hợp với mảng xơ vữa đột ngột gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nào đó. Điều này sẽ trở nên rất nguy hiểm và rất dễ lấy đi tính mạng của bệnh nhân nếu đó là mạch máu nuôi não (tai biến mạch máu não) hay mạch máu nuôi tim (nhồi máu cơ tim).

Xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Triệu chứng của xơ vữa động mạch

Bệnh mạch vành thường âm thầm tiến triển và không gây ra bất kỳ triệu chứng gì trong giai đoạn đầu tiên. Các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mạch máu của các cơ quan bị tắc hẹp ở mức độ khá nghiêm trọng hoặc bệnh gây ra biến chứng làm tổn thương các cơ quan, cụ thể:

- Bệnh mạch vành: Các mạch máu của tim bị xơ vữa, dòng máu đến nuôi dưỡng cho các tế bào cơ tim trở nên khó khăn hơn. Người bệnh sẽ thường xuất hiện tình trạng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi…

- Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi mạch máu của tim đột ngột bị tắc nghẽn bởi cục máu đông và mảng xơ vữa. Người bệnh thường có các triệu chứng tương tự như cơn đau thắt ngực trong bệnh mạch vành nhưng các triệu chứng này thường kéo dài và có xu hướng nặng dần theo thời gian. Đây là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Đột quỵ (tai biến mạch máu não): Cũng tương tự như nhồi máu cơ tim nhưng đột quỵ xảy ra khi mạch máu não đột ngột bị tắc nghẽn. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, tê yếu một bên của cơ thể, nhìn mờ, mất thị lực đột ngột, vận động khó khăn, nói ngọng…  Đột quỵ cũng là một trình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp.

- Xơ vữa động mạch chi: Động mạch chi bị xơ vữa khiến người bệnh thường xuyên bị chuột rút, đau ở cơ bắp chân, đau khi đang vận động với tính chất “cách quãng”, bàn và ngón chân lạnh, da xanh nhợt, tím tái, thậm chí là hoại tử nếu tắc mạch chi hoàn toàn.

Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình, trên thực tế triệu chứng của xơ vữa động mạch rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc nghẽn.

Tpcn Vương Tâm Thống giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn biến chứng do xơ vữa động mạch hiệu quả, đặc biệt là xơ vữa động mạch vành. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để được tư vấn tốt nhất.

Ai có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch?

Xơ vữa động mạch có thể xảy đến với bất kỳ ai. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao nhất:

- Tuổi cao: Tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn

- Hút thuốc lá

- Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo

- Ít tập thể dục

- Thừa cân, béo phì

- Uống quá nhiều rượu bia

- Có các bệnh lý: tăng huyết áp, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường

- Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch hoặc bệnh tim mạch

Những người thuộc độ tuổi từ 40 – 74 nên sàng lọc xơ vữa động mạch ít nhất 5 năm một lần. Nếu có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, bạn cần khám sức khỏe thường xuyên hơn.

Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách nào?

Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch cũng như ngăn chặn nó tiến triển nặng hơn:

- Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc (Có thể chuyển sang hút thuốc lá điện tử nếu không thể bỏ thuốc lá bằng các phương pháp tự nhiên).

- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, muối và đường, tăng cường trái cây và rau củ mỗi ngày.

- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi tuần, bạn nên dành ít nhất 150 phút để tập thể dục cường độ nhẹ (như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh), tập thể dục cường độ mạnh ít nhất 2 lần/tuần.

- Duy trì cân nặng ổn định bằng cách vận động thể chất và thực hiện chế độ ăn uống lành mạch.

- Hạn chế rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác.

Vận động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Vận động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Điều trị xơ vữa động mạch

Không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, thực hiện một lối sống lành mạnh và điều trị tích cực có thể giúp ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Điều trị bằng thuốc

Một số nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị xơ vữa động mạch bao gồm:

- Thuốc điều trị các bệnh lý mắc kèm: Thuốc hạ cholesterol máu, cao huyết áp, đái tháo đường.

- Thuốc làm giảm nguy cơ đông máu: chẳng hạn như aspirin hoặc clopidogrel liều thấp để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phương pháp ngoại khoa

- Nong mạch: Một ống dẫn mang bóng ở đầu sẽ được luồn từ động mạch cánh tay hoặc động mạch đùi tới vị trí mạch vành bị tắc hẹp. Tại đây, bóng sẽ được bơm căng để ép các mảng xơ vữa sát vào thành động mạch nhằm khơi thông lòng mạch bị hẹp. Một giá đỡ thường làm bằng kim loại (stent) có thể được đặt vào vị trí vừa được nong mạch để tránh cho nó không bị tái hẹp trở lại.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Dùng một mạch máu khỏe mạnh ở vị trí khác của cơ thể để làm cầu nối dẫn máu tắt qua vị trí mạch mạch máu bị tắc nghẽn.

Sử dụng thảo dược

Có khá nhiều loại thảo được đánh giá là hữu ích đối với người bệnh mạch vành như Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Tuy nhiên, trong nhưng năm gần đây, Bồ hoàng là thảo dược nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia y tế bởi vì nó có khả năng bảo vệ mạch máu nhờ một cơ chế toàn diện. Các nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong Bồ hoàng giúp giảm cholesterol, ngăn chặn sự rối loạn chức năng nội mô của mạch máu, đặc biệt là tác dụng chống viêm mạnh mẽ tại mạch máu. Chính vì vậy, hiện nay Bồ hoàng đã được ứng dụng để đưa vào công thức của khá nhiều sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch nói chung và xơ vữa động mạch vành nói riêng.

Lê Nam

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/Conditions/Atherosclerosis/Pages/Introduction.aspx

http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/Cholesterol/WhyCholesterolMatters/Atherosclerosis_UCM_305564_Article.jsp#.WEep29KLTIU