Nattokinase là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương, lên men theo phương pháp dùng vi khuẩn Bacillus natto. Trong đó, “Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao và bền (chứa nhiều Acid Glutamic), có mùi nồng nặc (của nước tiểu) rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt.

Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật Bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống. Ngày nay Natto còn được chế biến trong các món ăn xào nấu với thịt, làm sandwich kẹp natto hay bánh mì gọi là Natto-burger(!). Natto là một đặc sản thiên nhiên, không qua chế biến (nấu, xào, hấp…) vì vậy những tố chất bổ dưỡng cho sức khỏe đều được giữ nguyên vẹn trong đó enzym Nattokinase là một hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men tự nhiên được xem là hoạt chất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch - một phát hiện vô cùng lý thú bởi nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật Bản nổi tiếng, GS Sumi Hiroyuki vào năm 1980.

nattokinase-co-trong-dau-tuong.jpg

Nattokinase có trong đậu tương

Từ trước đến nay, có nhiều thức ăn từ đậu nành lên men như các loại Tương (miso), Chao… bằng những con men như Aspergillus, Rhozipus hay Actinomucos nhưng chỉ có Natto là lên men từ vi khuẩn (active protease enzymes) Bacillus Subtilis có trong rơm rạ và được gọi phổ biến là Bacillus Natto.

Sở dĩ các nhà khoa học NB đã cất công nghiên cứu về thực phẩm độc đáo nầy vì cho rằng đây là một thức ăn giúp con người sống lâu, giữ gìn được sức khỏe trong đó có 4 nhà nghiên cứu ăn hằng ngày natto, đã sống đến 80,4 tuổi vào những năm 1900 là bằng chứng cụ thể. Những kết quả nghiên cứu sau đó của GS Muramatsu Shisuke (trường Nông nghiệp Morioka) trích ly được 3 loại Bacillus có trong Natto tạo ra mùi và hương vị cho natto nhưng ông xác định những enzym Natto nầy giàu protein và chất tinh bột giúp cho tiêu hóa dễ dàng cũng như hấp thu được dưỡng chất từ thức ăn khác nhờ vi khuẩn natto có “trypsin và diastase (enzyme)”.

Công dụng của Nattokinase

Cải thiện xương

Sản phẩm đi từ đậu nành như sữa đậu nành không có nhiều hàm lượng calci nhưng Isoflavones có thể ngăn ngừa chứng loãng xương hoặc xốp xương. Nhiều nghiên cửu cho thấy Isoflavones trong đậu nành có khả năng như môt hormone nữ tính (estrogen) thực vật có hiệu quả duy trì những tế bào xương thêm vững chắc. Các nhà nghiên cứu ở Ý đã đi đến một kết luận khá chắc chắn rằng Estrogen thực vật (Isoflavones) có tác dụng tích cực đến xương trong phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, làm cho xương chắc hơn, tránh bị xốp và nhờ vậy mà giảm nguy cơ gãy xương. Đây là cách điều trị an toàn, rẻ tiền và có hiệu quả nhất.

Giảm các chứng tiền mãn kinh

Thống kê cho thấy phụ nữ châu Á thường bị hành như bốc hỏa, mồ hôi trộm (khi ngủ) hơn phụ nữ châu Âu trong thời kỳ mãn kinh. Những chứng tiền mãn kinh hiện rõ trong thời kỳ hormon nữ tính giảm bớt ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi mãn kinh cơ thể không còn sản xuất ra hormon nữ tính (Estrogen) gây ra một loạt biến đổi tâm sinh lý trong cơ thể người phụ nữ dẫn đến một số biến chứng như loãng xương, tiểu đường hay ung thư (vú hoặc tử cung). Hormon nữ tính giữ vai trò điều hòa hoạt động sinh học (kể cả hoạt đông tình dục của nữ giới) trong đó có thân nhiệt vì vậy những Isoflavones của đậu nành - tương tự như Estrogen do noãn sào sản sinh cần thiết để phát triển cơ quan sinh dục nữ - có khả năng không chế các chứng tiền mãn kinh. Vì vậy đậu nành được xem là phương pháp trị liệu an toàn giúp phụ nữ vượt qua thời kỳ nầy thay vì dùng các phương pháp trị liệu bằng Hormon thay thế (Hormone Replacement Therapy) có nguy cơ gây ung thư cao. 

Giảm nguy cơ suy tim

Các nhà khoa học Nga đã khảo sát chất đạm có trong đậu nành làm giảm Cholesterol và Triglyceride trong máu từ đầu thế kỷ 20. Lames W. Anderson, chuyên gia về nội tiết cho biết ăn 30 gr/ngày đậu nành sẽ làm giảm 13% LDL (xấu) trong khi HDL (tốt) không đổi nhờ tác dụng của acid amin, đặc biệt là 2 chất Glycine và Arginine. Vì vậy người dân các nước tiêu thụ nhiều đậu nành có tỷ lệ suy tim thấp hơn các nước khác vì đậu nành ngăn ngừa được các bệnh tim mạch do làm giảm chất mỡ (Cholesterol) - loại Lipoprotein nồng độ thấp hay còn gọi là Cholesterol xấu - trong máu, là nguyên nhân gây nên chứng huyết khối, xơ cứng động mạch hay nguy hiểm hơn là chứng xơ vữa đông mạch gây nên tử vong. Các Isoflavones của đậu nành giúp cho động mạch được đàn hồi, tim co thắt nhịp nhàng và đều đặn hơn. Mặc dù tỷ lệ tử vong vì suy tim, xuất huyết hay đột quị của người Nhật thấp hơn người Âu Mỹ nhưng thống kê cho thấy 60% bị tử vong ở Nhật là do nhồi máu và xuất huyết Não vì vậy nên ăn nhiều Natto là điều thường được các Bác sĩ khuyên bệnh nhân. Càng lớn tuổi thì hiện tượng bị đông máu càng cao khi lượng Plasmin giảm - enzym duy nhất trong cơ thể có khả năng trực tiếp tiêu hủy sợi Fibrin - làm tan máu vón cục trong động mạch.

Ngăn ngừa một số bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều sản phẩm đi từ đậu nành sẽ ngăn ngừa được các loại bệnh ung thư do hormon gây ra như Ung thư vú (Phụ nữ), ung thư tiền liệt tuyến (nam) hay ung thư đường ruột. Ở Nhật Bản người đàn ông ăn đậu khuôn (tàu hủ) 5 lần/tuần có tỉ lệ bị ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer) thấp hơn khoảng 50% so với đàn ông ăn đậu khuôn 1 lần/tuần hay ít hơn và người dùng súp Miso (canh tương) ít bị ung thư dạ dày hơn những người không dùng đậu nành. Tương tự ở Trung Quốc phụ nữ dùng thực phẩm đậu nành (dưới 1 lần/tuần ) có tỷ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2 đến 3,5 lần so với phụ nữ dùng hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng của đậu nành về các chứng ung thư đều đi đến kết luận tỉ lệ của người dùng thực phẩm có chứa Estrogen thực vật có tỷ lệ thấp hơn dân tộc hấp thu nhiều chất béo  cao, nhiều đạm động vật và ít tiêu thụ các chất sợi (fibre)

Đậu nành là chất dinh dưỡng tốt

Những sản phẩm đi từ đậu nành như Tàu hủ, tương, chao, sữa, natto… là những thực phẩm giàu protein (đạm) cung cấp nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Những acid amin của đậu nành kết hợp rất tốt với các loại acid amin của những ngũ cốc khác. Đậu nành còn là nguồn của Lecithin và Vitamin E là những hoạt chất chống oxy - hóa thiên nhiên ngăn chận tác hại của Cholesterol nồng độ thấp (LDL) mặt khác đậu nành lại giàu Magnesium giữ vai trò quan trọng cho xương, tim mạch và chống xơ vữa động mạch. Hơn thế nữa đậu nành còn có tác dụng rất tốt cho Thận thực hiện chức năng của mình (phế thải chất bã do chuyển hóa của đạm, phế thải nước, khoáng chất dư thừa trong cơ thể, độc tố trong thực phẩm… Đạm thực vật có trong đậu nành thay thế đạm động vật (từ thịt) làm cho Thận làm việc ít hơn, lượng protein trong nước tiểu giảm, ngăn ngừa nguy cơ sạn thận. Tại hội nghị quốc tế về dinh dưỡng tổ chức tại New Zealand (30/4-3/5/2006) GS Masafumi Kitakaze đã khẳng định Natto có tác dụng làm giảm rõ rệt các chứng Mỡ (Triglyceride và Cholesterols) trong máu cao qua nghiên cứu chung của 4 cơ quan y tế Nhật Bản, kêu gọi cộng đồng thế giới cải thiện nếp sinh hoạt (Lifestyle) và tiêu thụ Natto thiên nhiên trước nguy cơ béo phì do “thừa” dinh dưỡng và các chứng bệnh hiểm nghèo, nan y (tiểu đường, ung thư) ngày càng tăng khắp nơi trên thế giới.

Cục máu đông nguy hiểm như thế nào?

Cục máu đông xuất hiện khi dải Protein có tên là Fibrin tích lũy trong lòng mạch. Ở tim cục máu đông là nguyên nhân gây tắc các dòng mạch máu tới nuôi mô và cơ tim. Nếu dòng mạch máu bị chẹn, Oxy cung cấp cho các cơ đó bị giảm hoặc không còn. Điều này dẫn đến chứng đau thắt ngực và cơn đau tim. Cục máu đông trong các tâm thất của tim có thể di chuyển lên não. Trong não, cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu lên não và gây ra các biến chứng: Tai biến mạch máu não, suy não, suy giảm trí nhớ, đột quỵ.

Những Enzyme làm tan cục máu đông được sinh ra ở thành tế bào trong lòng mạch máu khắp cơ thể như: trong động mạch, hệ thông mao mạch và mạch bạch huyết,.. Ở người già việc sản sinh các enzym này bị suy giảm dẫn đến việctình trạng hình thành các cục máu đông ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự tắc nghẽn dòng máu lên não có thể gây suy giảm và mất trí nhớ ở người cao tuổi.

nattokinase-lam-tan-cuc-mau-dong.jpg

Nattokinase làm tan cục máu đông

Cách Nattokinase làm tan cục máu đông?

Nattokinase làm tan đặc hiệu Fibrin, ngăn chặn sự ngưng kết các hồng cầu. Thêm nữa nó cũng tăng cường sản sinh ra Plasmin (enzym nội sinh trong cơ thể làm tan Fibrin) và các chất làm tan cục máu đông khác như Urokinase. Nattokinase thực sự mạnh hơn những thuốc làm tan máu đông thông thường T_Pas như Urokinase chỉ hiệu quả khi dùng đường tiêm tĩnh mạch và thường không hiệu quả khi động mạch của bệnh nhân đột quỵ và đau tim đã chai cứng ở nhiều vị trí. Nattokinase có thể giúp ngăn ngừa sự chai cứng đó với liều dùng 100mg mỗi ngày”.

Lợi ích của Nattokinase trên bệnh cao huyết áp

Năm 1995, các nhà nghiên cứu của trường Cao đẳng Y Miyazaki và trường Đại học Kurashiki của Nhật Bản đã nghiên cứu hiệu quả của Nattokinase trên bệnh cao huyết áp. Các nhà nghiên cứu khẳng định Nattokinase là chất ức chế enzym biến đổi angiotensin (ACE). ACE làm cho lòng mạch máu bị hẹp lại và gây tăng huyết áp. Nattokinase ức chế ACE nên có tác dụng làm giảm huyết áp.

Lợi ích của Nattokinase với các bệnh về tim mạch

Nattokinase có tác dụng phòng và phá các cục máu đông (do có khả năng tiêu hủy Fibrin). Các cục máu đông (huyết khối) được hình thành khi các sợi fibrin tích lũy trong mạch máu. Các cục máu đông trong các mạch máu có thể di chuyển lên não làm cản trở việc cung cấp oxy cho các mô não gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy não, giảm trí nhớ, đột quỵ. Các cục máu đông ở tim gây ra các bệnh lý như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Thanh Hằng