Nhồi máu cơ tim (Myocardial infarction) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Kể cả khi người bệnh may mắn cứu được mạng sống, những di chứng sau cơn nhồi máu cơ tim cũng khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị giảm đi đáng kể. Do vậy, việc chăm sóc tốt sau nhồi máu cơ sẽ có ý nghĩa giúp người bệnh mau chóng hồi phục và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Biện pháp cải thiện tâm lý sau cơn nhồi máu cơ tim

Đa số bệnh nhân đều lo lắng về nguy cơ nhập viện lần nữa sau cơn nhồi máu cơ tim, do vậy, họ thường có xu hướng mắc trầm cảm hoặc rối loạn lo âu sau khi về nhà. Đây không phải là chuyện hiếm bởi sau một lần “chết hụt” vì bệnh tim hay vì bất kỳ “thảm họa” nào khác, người bệnh có nguy cơ rơi vào trạng thái lo âu sau đó vài tuần và theo nghiên cứu có khoảng ¼ trong số bệnh nhân này sẽ mắc chứng trầm cảm trong 1 năm tiếp theo.

Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết, bệnh nhân sẽ không thể phục hồi tốt nếu như không được điều trị tâm lý hiệu quả. Chẳng hạn, có nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ quan hệ tình dục sau cơn nhồi máu cơ tim, mặc dù, các chuyên gia tim mạch đều nhận định rằng, tình dục cho bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim có tác dụng tốt với sức khỏe. Một số bệnh nhân lại lo lắng rằng cảm xúc của họ là do trái tim đã bị tổn thương sau lần nhồi máu cơ tim. Điều này khiến cho bệnh nhân không thích tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể chất. Bệnh nhân càng cảm thấy mệt mỏi hơn, khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Y học gọi đó là “bệnh không đáng có” bởi chính bệnh nhân đã khiến bệnh nặng hơn.

Hãy nói chuyện với người thân để bớt căng thẳng tâm lý sau nhồi máu cơ tim

Hãy nói chuyện với người thân để bớt căng thẳng tâm lý sau nhồi máu cơ tim

Biện pháp cải thiện tâm lý cho bệnh nhân là điều cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, những người thân trong gia đình cần nói chuyện, tâm sự với bệnh nhân về những điều họ đang băn khoăn, lo lắng sau khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên nhồi máu cơ tim, khi hiểu về nó, chính bệnh nhân cũng sẽ biết cách làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ tái phát sau này. Điều quan trọng là họ được hướng dẫn một cách cụ thể, chẳng hạn như, nên “ăn 5 phần trái cây tươi mỗi ngày” thay vì “ăn nhiều trái cây”.

Ngoài những biện pháp tâm lý, bạn hoàn toàn có thể tham khảo và sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát. Hãy gọi đến số 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn.

Phục hồi chức năng tim mạch sau cơn nhồi máu cơ tim

Phục hồi chức năng tim mạch có thể giúp bệnh nhân sớm có thể trở lại công việc thường ngày sau thời gian dài nằm trên giường bệnh. Mặc dù có một số nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về hiệu quả của phục hồi chức năng tim mạch nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của nó đối với sức khỏe của bệnh nhân. Trong một nghiên cứu lớn, các nhà khoa học phát hiện rằng, phục hồi chức năng tim mạch đã giúp giảm nguy cơ tử vong ít nhất 20%.

Quá trình phục hồi lý tưởng nhất cho bệnh nhân tim mạch nên bắt đầu từ trước thời điểm nhập viện, kéo dài trong suốt thời gian nằm viện cho đến khi bệnh nhân được trở lại với gia đình. Các khóa học phục hồi chức năng tim mạch có thể được chia làm 4 giai đoạn: trước khi nhập viện, trong khi nằm viện, sau khi xuất viện và theo dõi dài hạn.

Phục hồi chức năng tim là quá trình giải thích cho bệnh nhân hiểu về cuộc sống sau nhồi máu cơ tim, đồng thời, yêu cầu bệnh nhân thực hiện các bài tập tim mạch, các bài tập hỗ trợ tâm lý phù hợp với từng người. Các bác sỹ và những người thân nên xây dựng một kế hoạch lâu dài kèm theo là các phương pháp theo dõi, đánh giá mức độ hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim trong tương lai

Ở những người đã xuất hiện nhồi máu cơ tim 1 lần thì nguy cơ bị tái phát lần 2 sẽ cao hơn so với những người khác. Tình trạng này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như chế độ ăn giàu chất béo, cholesterol, hút thuốc lá, rượu bia,... trong khi một số bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường... không kiểm soát tốt. Để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát, bạn nên điều chỉnh lối sống một cách khoa học và lành mạnh hơn, chẳng hạn như:

- Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ dầu mỡ, phủ tạng động vật, các loại thịt màu đỏ; chất béo trans từ các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,... Thay vào đó là tăng cường rau củ quả tươi, bổ sung protein bằng các loại thịt màu trắng (thịt cá, gà bỏ da...)

Giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào hàng ngày

Giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào hàng ngày

- Giảm cholesterol: Thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên hoặc sử dụng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sỹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng những hoạt chất sinh học tự nhiên sẽ góp phần giảm cholesterol an toàn và không kém phần hiệu quả. Điển hình như hoạt chất Berberin có trong Hoàng bá, theo nghiên cứu cho thấy khi kết hợp Berberin với Simvastatin (thuốc hạ mỡ máu) sẽ giúp làm giảm LDL-C (cholesterol “xấu”) và triglycerids trong máu hiệu quả hơn hẳn khi dùng Simvastatin đơn độc. Ngoài ra, hoạt chất sinh học này còn có khả năng kháng viêm hiệu quả, giúp bảo vệ lòng mạch vành và ngăn ngừa sự “nứt vỡ” mảng xơ vữa, chuyển các cơn đau thắt ngực không ổn định về đau thắt ngực ổn định, điều này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người từng bị nhồi máu cơ tim để phòng ngừa nguy cơ tái phát.

- Phòng ngừa cục máu đông: Nhồi máu cơ tim xuất hiện là do cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch vành. Ngoài các thuốc chống đông máu như Aspirin, Clopidogrel... thì hoạt chất Nattokinase (chiết xuất từ Đậu tương lên men) cũng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá cao với khả năng ức chế kết tập tiểu cầu rất tốt, có thể sử dụng lâu dài và không gây ảnh hưởng tới dạ dày như các thế hệ thuốc chống đông mới hiện nay.

- Hạn chế đồ uống có cồn (rượu, bia…) hoặc không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào...

- Tập thể dục: Không phải những ai mắc bệnh tim cũng đều tránh vận động, làm việc hay thể dục thể thao. Do vậy, nếu bệnh nhân sợ tập luyện, họ cần được tư vấn rằng tập thể dục có lợi cho tim mạch, giúp họ tránh được cơn đau tim tiếp theo.

Phục hồi tâm lý cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim là cả một quá trình dài cần sự nỗ lực và cố gắng của cả bệnh nhân và những người thân trong gia đình. Người vợ/ chồng của bệnh nhân là người trực tiếp hỗ trợ họ tốt nhất trong giai đoạn điều chỉnh và thay đổi các hành vi có hại sang có lợi. Bệnh nhân sẽ thực hiện tốt hơn chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh nếu như có một người bạn luôn đồng hành.

Thanh Thủy

Tham khảo:

http://heart.bmj.com/content/84/1/101.full

http://www.wikihow.com/Survive-a-Heart-Attack 

----------------------------------------

Thông tin về sản phẩm chứa Hoàng bá, Nattokinase:

Tpcn Vương Tâm Thống – sản phẩm dành cho những người mắc bệnh mạch vành, xơ vữa mạch vành, đau tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim...