Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong nhanh chóng nên người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức. Trong cấp cứu nhồi máu cơ tim, chỉ một vài phút chậm trễ cũng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh!

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành đột nhiên bị tắc nghẽn, dòng máu giàu oxy không được đưa đến tim khiến cơ tim bắt đầu chết đi. Điều trị nội khoa tích cực rất cần thiết để ổn định hệ thống mạch vành và giảm thiểu các biến chứng lâu dài.

Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Cấp cứu nhồi máu cơ tim – những ưu tiên trước mắt

Các yêu cầu đầu tiên của một ca cấp cứu nhồi máu cơ tim bao gồm:

- Đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn (mạch và huyết áp) ổn định.

- Sẵn sàng đối phó với tình trạng rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra, chẳng hạn như rung thất.

- Xác định người bệnh có thực sự bị nhồi máu cơ tim hay không.

Hình thức nghiêm trọng nhất của nhồi máu cơ tim cấp là nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) có thể dễ dàng chẩn đoán thông qua điện tâm đồ (ECG). Hình thức ít nghiêm trọng hơn – nhồi máu cơ tim ST không chênh (non-STEMI, thường là do động mạch vành không bị tắc nghẽn hoàn toàn) khó chẩn đoán hơn, đòi hỏi phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau.

Mục tiêu trong xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim là giảm tắc nghẽn và phục hồi lưu lượng máu đi qua mạch vành.

Tpcn Vương Tâm Thống – giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Liên hệ 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ.

Điều trị nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim: Tắc nghẽn mạch vành

Cục máu đông – nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Cục máu đông – nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Có hai cách để khơi thông mạch vành bị chặn đó là điều trị bằng thuốc làm tan huyết khối và can thiệp mạch vành qua da (gồm nong mạch vành và đặt stent).

Điều trị bằng thuốc tan huyết khối

Bao gồm thuốc kháng đông và thuốc tiêu huyết khối (clot-busters), chẳng hạn như activase (t-PA), streptokinase, urokinase hoặc anistreplase. Thuốc này nhanh chóng làm tan cục máu đông chặn đứng lòng động mạch vành.

Nghiên cứu cho thấy nếu được dùng ngay từ khi mới bị nhồi máu cơ tim (trong khoảng 3 – 6 giờ đầu), 50% động mạch bị tắc sẽ được lưu thông và ít có tổn thương tim hơn, đồng thời làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Chảy máu quá mức là tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc tiêu huyết khối. Vì vậy, thuốc này không được sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị chảy máu, chẳng hạn như mới phẫu thuật, tiền sử đột quỵ do xuất huyết não, có huyết áp rất cao.

Nong mạch vành và đặt stent

Can thiệp mạch vành qua da có hiệu quả cao hơn trong việc mở rộng mạch vành bị tắc nghẽn trong cơn nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 80%  nếu được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, nong mạch vành và đặt stent lại có nhược điểm lớn là chỉ thực hiện được tại bệnh viện, trong khi không phải người bệnh nào cũng được đưa tới bệnh viện ngay khi bị nhồi máu cơ tim.

Đối với cả hai phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim bằng thuốc và can thiệp mạch vành qua da, điều quan trọng nhất là xử trí nhanh chóng. Trong từng trường hợp, bác sỹ sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào có lợi cho người bệnh.

Phòng cơn nhồi máu cơ tim tái phát với giải pháp thảo dược

Bất cứ người bệnh nào đã từng mắc nhồi máu cơ tim đều có nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh mạch vành. Do đó, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim thì không có cách nào khác ngoài việc người bệnh phải kiểm soát tốt được bệnh mạch vành.

Những loại thảo dược truyền thống có thể giúp người bệnh đạt được mục tiêu này là Bồ hoàng, Đỏ ngọn và Đan sâm… Các thảo dược này giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành, khi kết hợp cùng các chất chống đông máu tự nhiên như Nattokinase sẽ ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông hiệu quả. Thực tế, rất nhiều người bệnh mạch vành đã kiểm soát tốt bệnh và không gặp phải cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm trong suốt nhiều năm qua nhờ sử dụng giải pháp này.

Cơn nhồi máu cơ tim cấp không chỉ đơn giản là một sự kiện cô lập, mà nó còn liên quan đến các yếu tố khác như lối sống, chế độ ăn uống…  Vì vậy, bạn có thể lãng quên nỗi đau đớn và lo sợ trong cơn nhồi máu cơ tim trước đó, nhưng đừng quên nỗ lực không ngừng để cải thiện sức khỏe và không cho cơn nhồi máu cơ tim nào có cơ hội “ghé thăm” nữa.

Ds. Xuân Bắc

Nguồn tham khảo

https://www.verywell.com/treatment-of-an-acute-heart-attack-1746026