Từ những năm 1950, một nghiên cứu của Dawber đã làm sáng tỏ mối tương quan giữa nồng độ cholesterol máu cao và nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nghiên cứu đó đã gợi mở cho sự ra đời của một nhóm thuốc hạ mỡ máu mang tên statin. Tuy nhiên hoạt chất sinh học đầu tiên trong nhóm là Mevastatin đã không được đưa ra thị trường bởi những tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngày nay, mặc dù các thuốc khác trong nhóm đã chứng minh được hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ tim mạch, nhưng những rủi ro mà thuốc có thể mang lại vẫn luôn là nỗi băn khoăn của không ít người bệnh.

Lợi ích của statin trong việc giảm cholesterol máu cho người bệnh mạch vành

Thuốc statin giúp làm giảm mỡ máu bằng cách ức chế enzym tham gia tổng hợp chất này tại gan. Mức cholesterol máu cao được chứng minh là một yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ tới hầu hết các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Chính vì vậy, statin được coi là thuốc điều trị đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu (cholesterol, triglyceride máu cao); ngăn ngừa bệnh mạch vành ở những người không có tiền sử bệnh tim mạch và có nguy cơ cao mắc bệnh như người bệnh tiểu đường, có yếu tố gia đình… Ngoài ra, nhóm thuốc này còn giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Đặc điểm nhận dạng của các loại thuốc này là tên gọi của chúng đều kết thúc bằng “statin” như Atorvastatin (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor), Simvastatin (Zocor), Pravastatin (Pravachol), Lovastatin (Mevacor)…

Thuốc statin là chỉ định đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu ở người bệnh mạch vành

Thuốc statin là chỉ định đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu ở người bệnh mạch vành

Sử dụng TPCN Vương Tâm Thống sớm là một cách để nâng cao hiệu quả hạ cholesterol máu của các thuốc điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh mạch vành. Hãy liên lạc theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ.

Thuốc statin và những rủi ro mà người dùng có thể gặp phải

Bên cạnh lợi ích mang lại, thuốc statin có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đây chính là yếu tố khiến các bác sĩ cân nhắc khi chỉ định loại thuốc này cho người bệnh:

- Tổn thương gan: với các biểu hiện mệt mỏi bất thường, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng thượng vị, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt… Do đó, bạn cần được xét nghiệm chức năng gan thường xuyên trong quá trình sử dụng các thuốc này.

- Đau cơ: Thuốc statin có thể gây ra cảm giác đau nhức, yếu cơ, đôi khi ảnh hưởng tới khả năng vận động sinh hoạt cho người bệnh. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào trong nhóm cũng gây ra tác dụng phụ này. Rất may, đa số người bệnh cảm thấy triệu chứng được cải thiện khi chuyển sang 1 thuốc statin khác hoặc giảm liều.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: mặc dù nguy cơ này thường thấp nhưng đây là lý do khiến cục quản lý dược phẩm và thực phẩm FDA yêu cầu đưa ra cảnh báo này trên mỗi nhãn thuốc statin. Tuy nhiên, lợi ích ngăn ngừa cơn đau tim ở người bệnh tiểu đường thường vượt qua nguy cơ làm tăng đường huyết của thuốc.

- Ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh: mất trí nhớ và lú lẫn đã được ghi nhận ở một số trường hợp sử dụng statin, nhưng các triệu chứng này đều thuyên giảm khi bạn ngừng thuốc.   

Những cách làm giảm tác dụng phụ của thuốc statin

Để giảm bớt tác dụng phụ của statin, một số gợi ý sau có thể hữu ích cho bạn. tuy nhiên bạn tuyệt đối không được tự ý áp dụng mà chưa có sự đồng ý của bác sỹ điều trị:

- Ngưng sử dụng thuốc một thời gian: Đôi khi thật khó để xác định nguyên nhân gây đau cơ, mệt mỏi, chán ăn… là do tác dụng phụ của thuốc hay do một nguyên nhân khác. Do đó, việc ngưng thuốc một thời gian có thể giúp bạn xác định được tác dụng phụ này là do statin hay vì một lý do nào khác.

- Chuyển sang một thuốc khác cùng nhóm statin: nhiều nghiên cứu cho thấy Simvastatin (Zocor) có khả năng gây ra chứng đau cơ bắp cao hơn so với các statin khác. Do đó, việc lựa chọn một thuốc khác cùng nhóm để thay thể có thể là gợi ý trong thay đổi phác đồ điều trị của bạn.

- Thay đổi liều dùng: Giảm liều có thể làm giảm tác dụng phụ nhưng cũng đồng nghĩa với giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài cách thay đổi liều, chế độ dùng thuốc cách ngày cũng có thể làm cải thiện những tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải.

- Thay đổi việc luyện tập thể dục: Cường độ luyện tập thể dục quá cao có thể làm tăng nguy cơ gây chấn thương ở người dùng statin. Do đó, bạn cần bắt đầu với những bài tập thể dục nhẹ nhàng và tăng dần mức độ luyện tập phù hợp với sức khỏe của bạn.

- Kết hợp với thuốc hạ cholesterol khác: mặc dù statin là những thuốc uống hiệu quả nhất trong điều trị rối loạn lipid máu, nhưng đôi khi việc kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu nhóm khác có thể giảm liều và giảm tác dụng phụ của cả 2 loại thuốc, tạo nên hiệu quả hợp đồng trong điều trị.

- Tránh phổi hợp statin với một số loại thuốc: như Amiodarone (Cordarone), Gemfibrozil (Lopid), Saquinavir (Invirase), Ritonavir (Norvir), Clarithromycin, Itraconazole… vì có thể tương tác làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

- Hạn chế sử dụng bưởi: người ta tìm thấy trong loại quả này một chất hóa học có khả năng làm giảm chuyển hóa statin trong hệ tiêu hóa, do đó bưởi có thể làm tăng độc tính của thuốc này. Tốt nhất, bạn hạn chế sử dụng bưởi trong chế độ ăn hằng ngày hoặc dùng cách xa các thuốc statin ít nhất 6 tiếng.

Bưởi có thể làm tăng độc tính của các thuốc statin

Bưởi có thể làm tăng độc tính của các thuốc statin

- Dùng các sản phẩm hỗ trợ: hiện nay một số sản phẩm hỗ trợ có khả năng tăng cường hiệu quả và giảm liều dùng của các statin khi sử dụng phối hợp, chẳng hạn như hoạt chất berberin (có nhiều trong thảo dược Hoàng bá) còn được coi là một thuốc hạ cholesterol thế hệ mới, Coenzym Q10…

Ngoài ra, việc thận trọng khi chỉ định thuốc cho các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ của thuốc cũng là một cách chủ động phòng ngừa những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra. Các đối tượng đó bao gồm: người cao tuổi; người có tiền sử mắc bệnh gan, bệnh thận; uống quá nhiều rượu…

Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng statin trong điều trị bệnh mạch vành

Mặc dù statin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà thuốc mang lại cho người bệnh mạch vành. Vì vậy, ngay cả khi tác dụng phụ gây ra phiền toái cho bạn, bạn cũng tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sỹ. Họ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị thay thế vừa giúp bạn giảm cholesterol máu hiệu quả mà không để tác dụng phụ gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn.

Lê Lương

Tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/statin-side-effects/art-20046013?pg=2

http://my.clevelandclinic.org/services/heart/prevention/risk-factors/cholesterol/statin-medications-heart-disease

https://en.wikipedia.org/wiki/Statin