Với nhiều người, có thể họ đã sống chung với hở van tim từ rất lâu rồi nhưng đôi khi họ vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này, gây ra nhiều khó khăn khi hợp tác điều trị cùng bác sĩ. Chẳng hạn như, hở van tim là gì và cần trị bệnh như thế nào, chú ý ra sao trong sinh hoạt để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất? Tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.  

Hở van tim là bệnh gì?

Hở van tim là tình trạng một hay nhiều van trong tim không thể đóng kín như bình thường. Kết quả là khi tim co bóp để tống máu đi, một lượng máu sẽ bị trào ngược trở về buồng tim phía trước, làm giảm lượng máu mà tim cần phải bơm đi.

Hình ảnh máu bị trào ngược do hở van tim

Các dạng bệnh hở van tim

Phân loại theo vị trí

Trong tim có tất cả 4 loại van nằm tại 4 vị trí khác nhau, đảm bảo đóng mở nhịp nhàng theo từng chu kỳ co bóp của tim để giữ cho máu lưu thông theo một chiều nhất định. Tùy theo loại van tim bị hở mà người ta phân thành 4 dạng bệnh hở van tim là:

- Hở van tim 2 lá: Van 2 lá bị hở khiến cho máu bị trào ngược từ tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) trở về buồng nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái).

- Hở van tim 3 lá: Van 3 lá bị hở khiến cho máu bị trào ngược từ tâm thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải) trở về buồng nhĩ phải (buồng tim phía trên, bên phải).

- Hở van động mạch chủ: Van động mạch chủ bị hở khiến cho máu bị trào ngược trở về tâm thất trái, làm giảm lượng máu bơm đi nuôi cơ thể.

- Hở van động mạch phổi: Van động mạch phổi bị hở khiến cho máu bị trào ngược trở về buồng thất phải, làm giảm lượng máu bơm lên phổi để trao đổi oxy.

Phân loại theo mức độ hở

Tùy thuộc vào độ hở van tim mà bệnh được phân thành 4 mức độ khác nhau:

- Hở van tim ¼: là mức độ nhẹ nhất, tỷ lệ hở van là 20%, đa phần người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn này.

- Hở van tim 2/4: là mức độ trung bình, tỷ lệ hở từ 21 – 40%, nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng thì cần phải dùng thuốc điều trị.

- Hở van tim ¾: là mức độ nặng, tỷ lệ hở trên 40%; triệu chứng bệnh khi đó đã biểu hiện khá rõ, người bệnh cần được quản lý điều trị chặt chẽ.

- Hở van tim 4/4: là mức độ nặng nhất, van tim gần như đã hở hoàn toàn, các triệu chứng hở van cũng xuất hiện rõ rệt và nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh hở van tim

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của hở van tim thường khá mờ nhạt, người bệnh gần như không cảm nhận thấy biểu hiện nào bất thường. Theo thời gian, van tim bị hở nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

- Khó thở, hụt hơi khi nói, nhất là khi làm việc gắng sức hoặc khi nằm.

- Đau ngực, tức ngực, cảm giác khó chịu ở vùng ngực.

- Ho khan hoặc có lẫn đờm, ho tăng lên khi nằm hoặc cúi xuống.

- Mệt mỏi, kiệt sức.

- Sưng phù ở chân, bụng, tăng cân nhanh do giữ nước trong cơ thể.

- Đánh trống ngực, tim đập nhanh.

Đau tức ngực là triệu chứng của hở van tim

Bạn muốn được tư vấn giải pháp giải quyết triệu chứng hở van tim nhanh chóng, hiệu quả? Vui lòng liên hệ tổng đài (hoặc zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Nguyên nhân gây hở van tim

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây hở van tim, đó là:

- Sốt thấp khớp: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hở van tim. Sốt thấp khớp để lại di chứng trên van khiến van bị sùi loét, dày, dính, đứt dây chằng liên kết van… khiến van không thể đóng kín.

- Bệnh van tim bẩm sinh: Hở van tim có thể do những khiếm khuyết van tim hình thành trong thời kỳ bào thai.

- Thoái hóa van do tuổi cao: Ở người già, cấu trúc van tim bị biến đổi, mất tính đàn hồi và mềm mại, đồng thời xuất hiện các mảng vôi hóa do canxi lắng đọng tại các lá van cản trở khả năng đóng mở của van.

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra hở van tim là xơ vữa động mạch; tăng huyết áp; bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, tổn thương sau xạ trị…

Chẩn đoán bệnh hở van tim  

Để chẩn đoán chính xác loại van tim bị hở và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ phải dựa trên một số kết quả xét nghiệm chẩn đoán sau:

- Siêu âm tim

- Điện tâm đồ

- X – quang lồng ngực

- Nghiệm pháp gắng sức

- Chụp MRI tim.

Hở van tim có nguy hiểm không?

Hở van tim nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Chẳng hạn như:

- Suy tim: Hở van tim khiến cho tim không thể bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể. Trong thời kỳ đầu, nỗ lực co bóp của tim vẫn đủ để che giấu đi các triệu chứng, về lâu dài các buồng tim sẽ bị biến dạng (giãn hoặc dày, cứng), làm giảm khả năng bơm/hút máu trở về tim, gây ra suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: nguy hiểm nhất là các dạng rối loạn nhịp như rung nhĩ, nhịp nhanh thất…

- Cục máu đông: Máu bị ứ đọng tại các buồng tim là điều kiện để cục máu đông hình thành trong tim; chúng di chuyển đến mạch vành, mạch não, mạch chi gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, hoại tử chi…

Các phương pháp điều trị bệnh hở van tim

Duy trì thói quen sống khoa học

- Ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt gia cầm lược bỏ da, sữa tách béo, ngũ cốc nguyên cám… Hạn chế ăn mặn, giảm lượng đồ ngọt và đồ ăn chứa nhiều chất béo như các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật, đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ…

- Không sử dụng chất kích thích: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga, nước tăng lực…

- Tập thể dục thường xuyên: các bài tập thích hợp cho người mới bắt đầu là yoga, thiền, đạp xe, đi bộ… Người bệnh nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập này.

- Phòng bệnh nhiễm khuẩn: bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách; điều trị tốt các vấn đề do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, viêm amidan, viêm họng…

- Hạn chế căng thẳng: giữ cho tinh thần luôn thoải, hạn chế lo lắng, suy nghĩ bi quan sẽ giúp bạn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hãy tham gia các hoạt động giải trí, trò chuyện cùng người thân để san sẻ nỗi lo lắng, giải tỏa tâm lý phiền muộn.

Điều trị hở van tim bằng thuốc kết hợp sản phẩm thảo dược

Để giảm nhẹ các triệu chứng của hở van tim, người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc như:

- Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp như nhóm chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển…

- Thuốc lợi tiểu: dùng trong trường hợp người bệnh bị phù nặng, huyết áp cao…

- Thuốc chống loạn nhịp tim: phổ biến nhất là nhóm chẹn beta giao cảm.

- Thuốc chống đông máu: nhằm phòng ngừa biến chứng tắc mạch do cục máu đông gây ra.

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh hở van tim dù đã dùng thuốc theo chỉ định nhưng bệnh tình vẫn chậm cải thiện. Khi đó, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông, chống oxy hóa để phụ trợ cùng thuốc tây giải quyết nhanh chóng tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi… và phòng ngừa biến chứng hở van hiệu quả. Cũng nhờ giải pháp kết hợp này, có những người bị hở nhiều van tim nặng cùng lúc đã thoát khỏi nguy cơ phẫu thuật. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:  

Kinh nghiệm trị bệnh hẹp, hở van tim bằng Đông y - Chia sẻ từ người trong cuộc

Phẫu thuật

Trong trường hợp không thể kiểm soát triệu chứng với thuốc, người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim. Nếu van tim chưa bị tổn thương quá nặng, bác sĩ có thể tiến hành cắt, sửa hoặc loại bỏ những mép van thừa để khôi phục khả năng đóng lại của van. Khi van đã bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ loại bỏ van tim cũ và thay thế bằng một van sinh học (làm từ van tim lợn, bò, người hiến tặng) hoặc van cơ học (làm từ kim loại và sợi carbon).

Tự trang bị những kiến thức căn bản về hở van tim là bước đầu quan trọng để bạn biết cách điều chỉnh lối sống nhằm phòng ngừa hở van tim tiến triển, đồng thời hợp tác tốt hơn với bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.  

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược cho người bị hở van tim

Lợi ích của Bồ hoàng trong điều trị hở van tim

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/problem-heart-valve-regurgitation