Đau ngực trái ở phụ nữ không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch mà còn có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy những nguyên nhân gây đau ngực trái ở phụ nữ thường gặp là gì? Có cách nào để điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này? Tìm hiểu ngay để chữa trị sớm.
Nguyên nhân gây đau ngực trái ở phụ nữ
Các bệnh lý tim mạch
Bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau ngực trái ở phụ nữ. Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi người bệnh vận động mạnh, lo lắng hay căng thẳng quá mức. Một số bệnh tim mạch có thể là nguyên nhân gây đau ngực trái thường gặp như:
- Bệnh mạch vành: có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực. Người bệnh có cảm giác đau tức, khó chịu ở ngực khi cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết từ máu. Cơn đau có thể lan sang lưng, vai trái, cánh tay trái, cổ và hàm trái. Ở phụ nữ cơn đau tim thường đi kèm với tình trạng mệt mỏi bất thường, buồn nôn và choáng váng.
- Viêm cơ tim: là bệnh tim mạch thường gây ra bởi vi rút. Các dấu hiệu cảnh báo cơ tim đang bị viêm như: đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, hụt hơi. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm tiến triển nặng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cơ tim, dẫn đến ngừng tim hoặc thậm chí là tử vong.
- Viêm màng ngoài tim: xảy ra khi lớp mô mỏng bao quanh tim bị viêm hoặc kích thích gây đau nhói ở bên trái hay giữa ngực, cơn đau có thể lan rộng sang một hoặc cả hai bên vai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn hít thở, nuốt thức ăn hoặc nằm ngửa.
- Hở van tim: là tình trạng van tim không đóng được gây đau ngực trái, đánh trống ngực và chóng mặt.
Đau ngực trái là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tim mạch
Các bệnh lý đường hô hấp
Đau ngực trái ở phụ nữ có thể liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như:
- Viêm phổi hoặc viêm phế quản: có thể gây đau ngực dữ dội hoặc đau nhói, đặc biệt trầm trọng hơn khi bạn hít thở sâu, ho.
- Xẹp phổi (tràn khí màng phổi) thường do chấn thương ở ngực gây đau đột ngột và nhói ở hai bên ngực. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: hụt hơi, nhịp tim nhanh, da xanh xao, ho khan, mệt mỏi,…
- Thuyên tắc phổi: do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch phổi gây ra cơn đau ngực trái đột ngột, dữ dội. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: đau lưng, choáng váng, vã mồ hôi, ho, hụt hơi,…
- Tăng huyết áp phổi: Huyết áp cao bất thường trong động mạch phổi khiến tim phải làm việc gắng sức, gây đau thắt ngực trái.
- Hen suyễn: là một bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở, thở khò khè, ho nhiều và đôi khi đau ngực.
- COPD: Căn bệnh này ngăn chặn luồng không khí đến phổi, gây ho nhiều kèm đau tức ngực.
Đau ngực trái ở phụ nữ cũng có thể do bệnh lý đường hô hấp
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là bệnh lý do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ nóng thường xuyên. Người bệnh có cảm giác đau, nóng rát ở ngực và cổ họng. Biểu hiện đau tim, đau ngực trái và ợ nóng do trào ngược thường khó phân biệt vì tim và thực quản nằm gần nhau và có chung mạng lưới thần kinh.
Chỉ khác một chút là các triệu chứng trào ngược thường xảy ra khá sớm sau khi ăn hoặc khi bạn nằm xuống trong vòng vài giờ sau ăn.
Căng thẳng, sợ hãi quá mức
Lo lắng, stress hay sợ hãi quá mức có thể là nguyên nhân gây đau ngực trái ở phụ nữ mà ít ai nghĩ đến. Một số triệu chứng khác có thể gặp phải như: chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực, ngứa ngáy và run rẩy.
Phụ nữ cần làm gì khi bị đau ngực trái?
Khi gặp cơn đau ngực trái, bạn cần ổn định lại tinh thần, tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi, hít thở nhẹ nhàng để giảm đau. Sau đó, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Trong trường hợp đã xác định được cơn đau ngực trái liên quan đến các bệnh lý tim mạch thì bạn cần thực hiện sơ cứu tạm thời theo các bước sau:
- Tạm dừng mọi hoạt động, ngồi nghỉ ngơi.
- Dùng ngay các loại thuốc trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi nếu mang theo bên người.
- Nếu cơn đau không thuyên giảm và các triệu chứng khác cũng trở nên trầm trọng hơn thì nên gọi cấp cứu, đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa đau ngực trái
Vương Tâm Thống - Bí quyết điều trị và phòng ngừa đau ngực trái do bệnh tim mạch
Để ngăn chặn biến chứng và phòng ngừa đau ngực trái hiệu quả lâu dài, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng sớm viên uống thảo dược Vương Tâm Thống ngay khi xuất hiện các triệu chứng.
Với công thức tối ưu kết hợp 9 thành phần tự nhiên trong đó điển hình là bộ ba thảo dược: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá,… có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng chức năng co bóp của cơ tim, chống cục máu đông, qua đó giúp giảm và loại bỏ nhanh tình trạng đau ngực trái do các bệnh lý tim mạch, phổ biến như xơ vữa mạch vành (thiếu máu cơ tim), hẹp/ hở van tim, suy tim…
Vương Tâm Thống xua tan nỗi lo đau ngực trái cho người bệnh tim mạch
Qua hơn 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Tâm Thống đã được hàng triệu người bệnh tin dùng và đặc biệt đã được khảo sát thực nghiệm của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp với Tạp chí Sức khỏe & Môi trường chứng minh hiệu quả tốt với kết quả: trên 97.05% người bệnh tim mạch đều giảm rõ rệt triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp.
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ thực tế từ chính những chuyên gia Tim mạch và người bệnh về Vương Tâm Thống trong chương trình tổng kết Khảo sát này trong video dưới đây:
Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống
Thay đổi lối sống
Xây dựng lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa tình trạng đau ngực trái, cụ thể bạn cần:
- Tránh làm việc quá sức, kiểm soát tốt tâm trạng: tránh lo âu, căng thẳng quá mức, luôn dành thời gian để cân bằng cảm xúc, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, thời gian ngủ được khuyến cáo cho người trưởng thành là 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu vào chế độ ăn hàng ngày: ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất, giảm đường và muối trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…
- Rèn luyện thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày. Những bài thể dục phù hợp cho nữ giới như: đi bộ, thiền, yoga,…
Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn giải tỏa được những nỗi lo về đau ngực trái ở phụ nữ. Đừng chủ quan nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, hãy chủ động đi thăm khám, kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp chữa trị sớm nhất.
Xem thêm:
Hết hẳn đau ngực, mất ngủ do hẹp mạch vành nhờ bí quyết đơn giản
Vương Tâm Thống kỉ niệm 10 năm đồng hành cùng người bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com