Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh lên máu là nguyên nhân trực tiếp khiến 7,1 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh lên máu có xu hướng ngày một gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch ở mọi lứa tuổi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lên máu

Bệnh lên máu (tức là tăng huyết áp) chỉ tình trạng huyết áp tăng cao vượt ngưỡng an toàn. Trong đó, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, được đặc trưng bởi 2 chỉ số là huyết áp tâm thu đo được khi tim co bóp và huyết áp tâm trương đo được lúc tim nghỉ. Nếu một trong 2 chỉ số này vượt ngưỡng 140/90 mmgHg sẽ được coi là bị lên máu.

Năm 2017, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã điều chỉnh chỉ số chẩn đoán này ở ngưỡng thấp hơn là 120/80 mmHg, điều này cho thấy sự cần thiết phải quản lý huyết áp ngay từ sớm.

Bảng phân loại bệnh lên máu – Tăng huyết áp

(Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017) 

Tiêu chuẩn chẩn đoán huyết áp theo Hiệp hội tim mạch Mỹ năm 2017

Nguyên nhân gây ra bệnh lên máu

Rất nhiều người bị bệnh lên máu nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Những trường hợp này được gọi là tăng huyết áp vô căn. Hiện nay, người ta đã xác định được bệnh lên máu có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như:

- Bệnh tim mạch như hẹp mạch vành, bệnh van tim, dị tật tim bẩm sinh…

- Các bệnh lý khác như viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, cường giáp, tiểu đường, u tủy thượng thận, basedow…

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lên máu.

- Tuổi cao

- Thừa cân, béo phì.

- Thường xuyên căng thẳng tâm lý, stress kéo dài…

- Lười vận động, công việc thường ngồi một chỗ như văn phòng, lễ tân, họa sĩ…

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều chất béo, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…

Bệnh lên máu gây ra biểu hiện gì?

Bệnh lên máu hầu như không gây ra triệu chứng bất thường nào cho đến khi huyết áp tăng cao kịch phát đến 180/110 mmHg. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

- Nóng bừng mặt

- Chảy máu cam

- Tiểu ra máu

- Hoa mắt, mờ mắt, nhìn đôi, nhìn ba.

 -Chóng mặt, choáng váng

- Tim đập nhanh, trống ngực liên hồi.

- Khó thở  

- Đau đầu

- Cảm nhận rõ mạch đập ở ngực, cổ.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh lên máu

Nếu không kiểm soát tốt, huyết áp tăng cao trong thời gian dài chính là yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh tiến triển, gây ra các biến chứng như:

- Tai biến mạch máu não

- Nhồi máu cơ tim

- Suy tim

- Suy thận

- Bệnh võng mạc gây giảm thị lực.

- Xơ vữa động mạch

- Phình tách động mạch chủ, có thể gây vỡ mạch, chảy máu trong đe dọa tính mạng.

Bệnh lên máu có thể gây ra nhiều biến chứng trên hầu hết các cơ quan. Bạn đã biết cách để phòng ngừa các biến chứng này chưa? Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hoặc zalo 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Cách xử trí tại nhà khi huyết áp lên cao quá mức

Khi xuất hiện triệu chứng của tăng huyết áp kịch phát, người bệnh cần nhanh chóng xử trí theo các bước sau:

- Ngừng ngay mọi công việc đang làm, nghỉ ngơi tại chỗ thoáng mát, yên tĩnh.

- Hít thở sâu và từ từ để ổn định nhịp tim, nhịp thở và lấy lại bình tĩnh.

- Nếu có máy đo huyết áp cần kiểm tra chỉ số huyết áp ngay. Khi đã xác định đúng là do tăng huyết áp thì hãy dùng ngay một liều thuốc hạ áp (tốt nhất nên dùng dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi để có tác dụng nhanh nhất).

- Nếu không có sẵn thuốc, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

TS Phạm Gia Khải hướng dẫn xử trí tăng huyết áp kịch phát

Giải pháp điều trị bệnh lên máu

Để kiểm soát huyết áp trong ngưỡng an toàn, phòng ngừa biến chứng do bệnh lên máu gây ra, người bệnh cần áp dụng theo những phương pháp điều trị sau:

Dùng thuốc hạ áp

Phương pháp điều trị bệnh lên máu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc hạ áp. Tùy từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc hạ áp phù hợp, có những người phải dùng kết hợp từ 2 loại thuốc trở lên mới đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Các nhóm thuốc hạ áp thường dùng là:

- Thuốc ức chế men chuyển: giúp giãn mạch, thường dùng cho người bệnh lên máu có mắc kèm bệnh thận mạn tính.

- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: tác dụng tương tự như nhóm ức chế men chuyển nhưng lại không gây ra tác dụng phụ ho khan.

- Thuốc chẹn kênh canxi: vừa giúp giãn mạch, hạ áp, vừa làm chậm nhịp tim.

- Thuốc chẹn beta giao cảm: có tác dụng hạ áp, giảm nhịp tim nhanh.

- Thuốc lợi tiểu: dùng kết hợp với thuốc hạ áp để giảm nhanh huyết áp trong trường hợp huyết áp tăng cao kịch phát.

- Thuốc chẹn alpha: làm giảm giải phóng các chất gây co mạch, từ đó giúp làm hạ huyết áp.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mắc bệnh lên máu lâu năm nhưng dùng thuốc vẫn không thể kiểm soát huyết áp về giới hạn an toàn; có những người còn gặp phải tác dụng phụ của thuốc, khiến sức khỏe người bệnh xấu đi nhanh chóng.  Đối với những trường hợp này, giải pháp tối ưu nhất đang được các chuyên gia Tim mạch áp dụng hiện nay, đó là cho người bệnh sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp song song cùng thuốc điều trị chính.

Và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống là một trong những sản phẩm đã và đang nhận được sự tín nhiệm từ phía người dùng. Với các thành phần thảo dược có công dụng giãn mạch hạ áp, chống xơ vữa động mạch như Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Hoàng bá… Vương Tâm Thống không chỉ giúp hạ áp hiệu quả mà còn phòng ngừa biến chứng do bệnh lên máu gây ra. 

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) - người bệnh lên máu lâu năm đã kiểm soát huyết áp hiệu quả với giải pháp này qua video chia sẻ dưới đây:

Bác Thúy chia sẻ cách trị bệnh lên máu hiệu quả

Duy trì lối sống khoa học

- Ăn uống khoa học: ăn nhạt (tốt nhất nên dùng dưới 3g muối/ngày). Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, nước trà đặc… Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả, ngũ cốc nguyên cám…

- Dành thời gian luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Hạn chế lo lắng, căng thẳng kéo dài. Một số bài tập như thiền tịnh, yoga, hít thở sâu… có thể giúp bạn nhanh chóng bình ổn tâm lý trở lại. Không thức khuya, tránh làm việc nặng, gắng sức nhiều.

- Kiểm tra chỉ số huyết áp hằng ngày và ghi chép vào một cuốn sổ, nếu có sự tăng giảm đột ngột thì cần thông báo với bác sỹ để kịp thời thay đổi thuốc nếu cần thiết.

Bệnh lên máu thường diễn tiến âm thầm và gây ra biến chứng trên hầu hết các cơ quan, trở thành gánh nặng cả về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh. Để phòng ngừa rủi ro từ bệnh lên máu, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định và duy trì lối sống khoa học ngay từ sớm.

Xem thêm:  

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bệnh lên máu

Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh lên máu

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410