Đặt stent mạch vành là thủ thuật thường được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành giai đoạn nặng cũng như xử lý cơn nhồi máu cơ tim cấp. Các loại stent mạch vành đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này để chọn được loại stent phù hợp nhất với mình.
Các loại stent mạch vành phổ biến hiện nay
Stent kim loại trần
Là những ống nhỏ làm bằng lưới kim loại có thể sử dụng cả trong động mạch vành và động mạch cảnh.
- Ưu điểm của stent kim loại trần là có chi phí rẻ nhất so với các loại khác, rơi vào khoảng 15 – 20 triệu/chiếc.
- Nhược điểm là nguy cơ phát triển mô sẹo tại vị trí đặt khá cao, dẫn đến tỷ lệ tái tắc nghẽn mạch cao nên hiệu quả chỉ được thời gian ngắn.
Stent kim loại trần là thế hệ đầu, chưa có lớp phủ thuốc bên ngoài
Stent phủ thuốc
Là loại stent phổ biến thường được sử dụng trong động mạch vành. Stent phủ thuốc vẫn được làm bằng khung kim loại nhưng bên ngoài được phủ thêm một lớp thuốc, theo thời gian thuốc giải phóng vào động mạch để ngăn động mạch bị thu hẹp trở lại.
- Ưu điểm: So với stent kim loại trần, stent phủ thuốc có tỷ lệ gây tái tắc hẹp giảm hơn khoảng 20 - 30%.
- Nhược điểm: Giá của loại stent phủ thuốc cao hơn, rơi vào khoảng 35 – 45 triệu. Vì nguy cơ tái hẹp vẫn còn nên người bệnh đặt stent mạch vành vẫn cần sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài, tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày can thiệp.
Stent phân hủy sinh học (Stent tự tiêu)
Stent phân hủy sinh học được làm bằng vật liệu tan tự nhiên và được phủ kháng thể, tự tan sau vài tháng.
- Ưu điểm: Loại stent này có khả năng tự tiêu và thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch khỏe mạnh thích hợp với những người bệnh chỉ có nhu cầu tạm thời. Stent động mạch này đã tự tan nên không cần thực hiện thủ thuật nào khác để tháo ra. Ngoài ra cũng giúp người bệnh giảm thời gian dùng thuốc kháng tiểu cầu sau thủ thuật can thiệp.
- Nhược điểm: Chi phí đặt stent phân hủy sinh học khá cao vào khoảng 55 – 65 triệu và không phải đoạn động mạch nào cũng có thể phù hợp để đặt stent tự tiêu, do đó việc sử dụng loại stent này chưa phổ biến như stent phủ thuốc.
Quy trình đặt stent mạch vành
Để thực hiện đặt các loại stent mạch vành, bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Sát khuẩn và gây tê tại vị trí đặt stent, sau đó rạch một đường nhỏ vào mạch máu ở cánh tay hoặc bẹn. Người bệnh có thể hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình làm thủ thuật.
- Luồn một ống thông nhỏ xuyên qua mạch máu đến động mạch bị tắc, toàn bộ quá trình được quan sát trên màn hình X – quang.
- Bóng nong gắn ở đầu ống thông được thổi phồng lên trong động mạch bị tắc nghẽn để mở rộng động mạch cho máu lưu thông dễ dàng.
- Stent được gắn trên bóng nong và đưa đến chỗ tắc nghẽn. Quá trình kết thúc khi ống thông, bóng nong được đưa ra ngoài, stent vẫn ở bên trong để giữ cho động mạch luôn mở.
Quá trình đặt stent vào trong lòng mạch
Các biến chứng có thể gặp sau khi đặt stent
Sau bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, người bệnh đều sẽ phải đối mặt với một số rủi ro nhất định, đặt stent mạch vành cũng không ngoại lệ nên người bệnh cần chú ý để phòng ngừa. Cụ thể, một số biến chứng từ phổ biến đến ít gặp khi đặt stent mạch vành gồm:
- Chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng, tổn thương tại vị trí ống thông được đưa vào.
- Cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc cản quang.
- Hình thành cục máu đông tại nơi đặt stent, lúc này cần can thiệp y tế ngay lập tức tránh để lâu có thể tiến triển dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim bất thường (nhanh, chậm không đều).
- Tổn thương thận do ảnh hưởng từ thuốc cản quang.
- Nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành.
Những biến chứng sau khi đặt stent mạch vành tương đối nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được hỗ trợ giải pháp hiệu quả tối ưu.
Giải pháp thảo dược tự nhiên ngăn ngừa biến chứng sau khi đặt stent mạch vành
Để phòng tránh khả năng xảy ra các biến chứng sau khi đặt stent, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tiêu biểu như Vương Tâm Thống.
Sản phẩm có công thức kết hợp các loại thảo dược như: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm,… có tác dụng giãn mạch, chống xơ vữa và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cho người bệnh sau khi đặt stent mạch vành đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, theo khảo sát thực tế từ báo Khoa học & Đời sống phối hợp với Tạp chí Sức khỏe & Môi trường có tới trên 97.76% người bệnh mạch vành đều đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe của bản thân sau khi kết hợp dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc tây; các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh… đã thuyên giảm hẳn.
Và trải qua hơn 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Tâm Thống đã giúp hàng triệu người bệnh mạch vành sau khi đặt stent đã không còn lo lắng về những biến chứng sau khi can thiệp và có cuộc sống khỏe mạnh, điển hình như trường hợp của bác Nguyễn Thế Phương (0903 095 986, Bình Thủy – Tp Cần Thơ) được chia sẻ qua video dưới đây:
Bí quyết sống vui, sống khỏe sau khi đặt stent mạch vành
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các loại stent mạch vành, quy trình đặt stent và các biến chứng có thể gặp phải để chuẩn bị kĩ càng trước khi quyết định can thiệp. Hãy tìm cho mình một giải pháp phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tái phát sau khi đặt stent.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Giải pháp tối ưu nhất dành cho người bệnh tim mạch
Nguồn tham khảo: nih.gov, mayoclinic.org, webmd.com