Nhồi máu cơ tim, hay còn gọi là hội chứng mạch vành cấp là tình trạng máu giàu oxy và năng lượng về tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Nếu xếp hạng cơ quan nào “chăm chỉ nhất” trong cơ thể con người thì chắc chắn ngôi vị này sẽ thuộc về trái tim. Trong cả cuộc đời, tim luôn hoạt động không ngừng nghỉ để mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể qua hệ thống mạch vành để đảm bảo hoạt động bình thường.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị chặn lại hoàn toàn, khiến mô cơ tim chết dần vì thiếu oxy. Những mô tim đã chết lại hình thành sẹo, gây tổn thương nghiêm trọng đến một phần của trái tim. Nguyên nhân chủ yếu của sự “tắc nghẽn máu” là sự xuất hiện của mảng xơ vữa động mạch và có thể xảy ra theo 2 cách:
- Mảng xơ vữa lâu ngày phát triển dày lên, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành.
- Mảng xơ vữa phát triển đến một mức độ nào đó rồi bị nứt vỡ, cục máu đông hình thành để sửa chữa lòng mạch bị tổn thương nhưng lại gây bít tắc hoàn toàn mạch máu.
Nhồi máu cơ tim có dấu hiệu điển hình là đau thắt ngực
Ai là người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim?
Một số người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim là:
- Tuổi cao: tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải nhồi máu cơ tim càng tăng lên, có khoảng 85% số người tử vong vì nhồi máu cơ tim sau độ tuổi 65.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn so với nữ giới. Nhưng sau thời kỳ tiền mãn kinh, nguy cơ này ở nữ giới lại cao hơn.
- Yếu tố gia đình: Một số yếu tố di truyền làm tăng khả năng xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cholesterol máu cao, huyết áp cao…
- Lối sống: Một lối sống không lành mạnh với nhiều thói quen xấu như lười hoạt động thể chất, hút thuốc, uống rượu bia, ăn mặn và nhiều chất béo… sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Dùng thuốc: Tất cả các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), ngoại trừ aspirin đều có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này cho người bệnh mạch vành phải hết sức thận trọng và cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sỹ.
Triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim
Các triệu chứng đau tim với mỗi người bệnh khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau. Cơn đau có thể đến đột ngột và nặng nề nhưng có cũng có thể xuất hiện từ từ với những cơn đau nhẹ sau đó nặng dần.
Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim thường gặp bao gồm:
- Đau thắt ngực: đây là dấu hiệu điển hình nhất của nhồi máu cơ tim. Người bệnh có cảm giác như lồng ngực bị đè nén, bóp chặt. Cơn đau thường lan ra cánh tay, cổ, hàm, vai trái, có khi lan xuống bụng. Đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim thường kéo dài hơn một vài phút, nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch (Nitroglycerin) đặt dưới lưỡi cũng không thuyên giảm.
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
- Đầu óc quay cuồng, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
- Buồn nôn, nôn mửa
Một số dấu hiệu cho thấy bạn ít có khả năng bị nhồi máu cơ tim là:
- Đau khi hít thở hoặc khi ho
- Đau chủ yếu ở bụng giữa hoặc thấp hơn
- Đau cụ thể và tập trung một vài vị trí trên ngực, không lan tỏa
- Đau ngực trong nhiều giờ liền
- Cơn đau rất ngắn, chỉ kéo dài trong một vài giây
- Đau lan ra đến tận chân
Tpcn Vương Tâm Thống – giải pháp từ thảo dược giúp làm giảm đau thắt ngực, khó thở, phòng ngừa nhồi máu cơ tim cho đối tượng có nguy cơ cao. Liên hệ theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim là trường hợp cấp cứu khẩn cấp, rất nhiều người bệnh luống cuống và không biết cách xử trí khi đối mặt với biến cố này đã bỏ lỡ “cơ hội vàng” cứu lấy mạng sống cho mình. Nếu bạn có các triệu chứng của một cơn đau tim kể trên, hãy bình tĩnh thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Khi bị đau thắt ngực, bạn có thể dùng ngay một liều nitroglycerin đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi. Bạn nên dùng 3 liều, mỗi liều cách nhau 5 phút và khi cơn đau đã bắt đầu thuyên giảm thì ngưng thuốc.
- Gọi 115 hoặc liên hệ với người thân để được nhận sự trợ giúp, người bệnh nên được đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt.
Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu khẩn cấp
Các phương pháp được áp dụng để điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Thở oxy: thường áp dụng ngay khi người bệnh vào bệnh viện
- Dùng thuốc: một số thuốc được dùng để giảm nhanh triệu chứng đau ngực cho người bệnh bao gồm nitroglycerin, morphin, thuốc làm tan huyết khối, thuốc chống đông máu, thuốc hạ áp, chống loạn nhịp tim…
- Can thiệp mạch vành: nong mạch, đặt stent để khơi thông lòng mạch hoặc bắc cầu động mạch vành để tạo con đường dẫn máu mới tới vùng cơ tim bị tổn thương.
Sau khi được cấp cứu, bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp cùng với hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Người bệnh sau nhồi máu cơ tim sẽ được phục hồi các chức năng vật lý, các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Nếu điều trị tốt, họ có thể hoạt động, làm việc bình thường sau 1 – 2 tháng điều trị.
Ngoài ra sau nhồi máu cơ tim, người bệnh có nguy cơ cao bị trầm cảm, yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi sau nhồi máu. Do đó, việc phục hồi tâm trạng cho người bệnh bằng sự quan tâm, chăm sóc của người thân cũng là điều quan trọng không kém.
Ds Linh Hương
Nguồn tham khảo:
http://umm.edu/health/medical/reports/articles/heart-attack-and-acute-coronary-syndrome