Bệnh mạch vành đang là con số báo động gây nên nhiều ca tử vong trên thế giới. Do đó việc lựa chọn phương pháp phòng ngừa và điều trị sao cho hiệu quả đang là vấn đề quan tâm và lo ngại cho người bệnh. Một trong số đó, phương pháp can thiệp động mạch vành (hay còn gọi là đặt stent động mạch) đang được người bệnh lưu tâm và hướng tới. Vậy thủ thuật đặt stent cho bệnh mạch vành có thực sự mang lại hiệu quả?

 

Stent động mạch vành thực chất là gì?

       Thủ thuật đặt stent là phương pháp can thiệp động mạch qua da, giúp thông động mạch tại nơi bị tắc nghẽn. Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng một đường ống thông dạng lưới (catheter) để đưa một quả bong bóng nhỏ vào đến động mạch cần thông, sau đó tiến hành thổi phồng quả bóng tại nơi bị tắc nghẽn cho tới khi giá đỡ (còn gọi là stent) đã được nong rộng ra để máu có thể lưu thông.

dat-stent-cho-benh-mach-vanh

Thủ thuật stent trong điều trị bệnh mạch vành

 

Những gì có thể mong đợi sau khi phẫu thuật đặt Stent?

       Với phương pháp nong động mạch, tạm thời có thể cải thiện được động mạch bị chít hẹp khi có sự can thiệp của stent, giúp việc lưu thông máu tới tim sẽ dễ dáng hơn, giảm được tình trạng đau thắt ngực, khó thở của bệnh mạch vành gây ra ở thời điểm đó. Sau phẫu thuật người bệnh vẫn phải sử dụng một số loại thuốc tây để làm giãn mạch, chống tập kết tiểu cầu, thuốc làm loãng máu, chống co thắt mạch vành như: Clopidogrel, Nitroglycerin, Aspirine…

       Bên cạnh một số lợi ích mang lại từ việc đặt stent, đối với bệnh mạch vành nếu không được giải quyết triệt để ngay từ căn nguyên gây bệnh thì ngay cả trong quá trình phẫu thuật, cũng như thời gian sau phẫu thuật  sẽ có những hạn chế nhất định có thể xảy ra như:

- Tái chít hẹp động mạch: đối với mạch vành bị chít hẹp nặng (khoảng 70%) sau khi đã được can thiệp đặt stent, nguy cơ bị tái chít hẹp lại rất cao trong khoảng thời gian nữa năm mặc dù vẫn kết hợp với thuốc điều trị của bác sĩ. Hoặc có thể bị xơ vữa động mạch xung quanh vị trí đã được nong vành.

nguy-co-tai-chit-hep-dong-mach-vanh

Nguy cơ bị tái chít hẹp động mạch sau phẫu thuật

 

- Nguy cơ xuất hiện của các cục đông máu: Tại nơi đã đặt ống đỡ thông mạch, cục máu đông có thể hình thành ngay sau đó, sẽ mất rất nhiều thời gian để các loại thuốc tây có thể dọn dẹp và phá hủy chúng. Do đó nguy cơ cho một cơn đau thắt ngực quay trở lại là rất cao.

- Gây tổn thương cho động mạch: Khi động mạch bị xơ cứng, trong một số trường hợp khi áp dụng phương pháp này nếu không cẩn thận sẽ khiến cho động mạch bị rách trong quá trình thực hiện. Do đó việc lựa chọn một bác sĩ có tay nghề cao để áp dụng phương pháp này là rất quan trọng. 

- Nhịp tim bất thường. Trong suốt quá trình phẫu thuật, do phải sử dụng một số loại thuốc nhất định nên làm cho tim bị kích thích quá mức, sẽ làm cho nhịp tim của bệnh nhân đập nhanh hơn. Nếu sức khỏe không đảm bảo bệnh nhân rất dễ bị sốc.

- Rủi ro về tài chính và sức khỏe:  Việc thực hiện thủ thuật sẽ tốn kém về kinh tế cho bệnh nhân nếu phải đặt nhiều stent tại nhiều vị trí động mạch bị tắc nghẽn. Hơn nữa, những trường hợp bị tắc nghẽn trên diện rộng với nhiều đoạn mạch nhỏ thì sẽ không thể đặt stent. Sau khi can thiệp, việc sử dụng các loại thuốc tây theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, về lâu dài sẽ làm cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng do gặp một số tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn…  

       Việc đặt giá đỡ stent các chuyên gia y tế chỉ rõ, nó chỉ mang tính chất cho một ca “cấp cứu” tạm thời để giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau tim, nó không có nghĩa đã đẩy lùi được bệnh mạch vành đến suốt đời, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi không còn thích ứng với điều trị nội khoa.

Lời khuyên cho những ai mắc bệnh tim mạch

       Cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học cùng với việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên để phòng ngừa các bệnh lý như cao huyết áp, béo phì, máu nhiễm mỡ…Bên cạnh đó là việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tim mạch từ thiên nhiên là rất cần thiết để có trái tim khỏe bởi không có một tác dụng phụ nào mang lại.

 

Hà My