Trong thời đại hiện nay, cuộc sống bận rộn khiến chúng ta càng có thêm nhiều bữa ăn “công nghiệp” cùng với thói quen lười vận động thể lực là một trong những lý do khiến tỷ lệ người bị máu nhiễm mỡ có xu hướng không ngừng gia tăng. Hãy cùng tìm hiểu những mối nguy hiểm từ bệnh lý này và cách trị bệnh hiệu quả ngay sau đây.
Máu nhiễm mỡ là gì?
Trong thành phần của máu có 1 tỷ lệ nhất định các loại mỡ máu, được đo lường thông qua các chỉ số triglycerid, cholesterol toàn phần, HDL – cholesterol, LDL – cholesterol. Nếu các chỉ số này vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
Máu nhiễm mỡ được chẩn đoán khi khi người bệnh có ít nhất một chỉ số vượt ngưỡng sau:
- Cholesterol máu toàn phần: Trên 240 mg/dl (> 6,2mmol/l).
- Triglycerid: Trên 200 mg/dl (> 2,3mmol/l).
- LDL – Cholesterol: Trên 160 mg/dl (> 4,12mmol/l).
- HDL – Cholesterol: Dưới 40 mg/dl (< 1 mmol/l).
Trong đó, triglycerid và LDL – Cholesterol được coi là mỡ xấu trong máu. Chúng tham gia vào quá trình xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn mạch máu; còn HDL – Cholesterol được coi là cholesterol tốt bởi chúng có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa trở về gan để chuyển hóa và thải ra ngoài cơ thể.
Máu nhiễm mỡ có gây ra triệu chứng gì không?
Thông thường rất khó nhận biết các dấu hiệu của máu nhiễm mỡ, chỉ những trường hợp mỡ máu tăng cao quá mức, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Nốt sần xanthomas: là hiện tượng mỡ tích tụ và lắng đọng ở da và gân tạo nên các nốt sần dưới da.
- Vòng trắng đục ở rìa giác mạc.
- Nóng rát, ngứa da, khó thở do triglycerid tăng quá cao và dẫn tới tình trạng gan to, lách to.
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Người bị máu nhiễm mỡ nặng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Xơ vữa động mạch: Các thành phần mỡ xấu trong máu có xu hướng lắng đọng tại thành mạch, kết hợp với phản ứng viêm để hình thành nên mảng xơ vữa làm bít tắc lòng mạch, cản trở máu lưu thông. Nếu mạch bị tắc nghẽn hoàn sẽ dẫn tới bệnh mạch vành, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi…
- Viêm tụy: với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, sốt cao, trống ngực, thở gấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới suy giảm chức năng tuyến tụy, gây ra đề kháng insulin – căn nguyên của bệnh tiểu đường.
- Gan nhiễm mỡ: Triglycerid máu tăng cao gây ra gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan.
Biến chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ
Đừng lo lắng về những biến chứng của máu nhiễm mỡ khi bạn đã có giải pháp phòng và trị hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Các phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ
Dùng thuốc hạ mỡ máu
- Nhóm statin: là nhóm thuốc hạ mỡ máu được dùng phổ biến nhất và được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bị mỡ máu cao. Thuốc vừa có tác dụng làm tăng HDL – cholesterol, vừa làm giảm triglycerid và LDL – cholesterol.
- Nhóm fibrate: dùng trong điều trị cholesterol tăng cao nguyên phát, rối loạn lipid máu hỗn hợp.
- Nhóm niacin (vitamin B3): thường dùng kết hợp cùng statin hoặc trường hợp người bệnh sử dụng statin nhưng không hiệu quả.
- Nhựa hấp thụ acid mật: có tác dụng ngăn cản hấp thụ cholesterol tại ruột non.
- Nhóm ức chế PCSK9: dạng tiêm dưới da có tác dụng làm giảm LDL – C trong máu.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện tác dụng phụ của thuốc và được bác sỹ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Bài thuốc đông y chữa máu nhiễm mỡ
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu khi dùng dài ngày, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên kết hợp cùng với những bài thuốc đông y chữa máu nhiễm mỡ. Điển hình là bài thuốc với sự kết hợp của các thảo dược như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá. Với tính năng hạ mỡ máu ưu việt, kết hợp cùng tác dụng chống oxy hóa để bảo vệ thành mạch, bài thuốc này chính là giải pháp tối ưu để ổn định mỡ máu, ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn của máu nhiễm mỡ đối với sức khỏe tim mạch.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của cô Nguyễn Thị Sanh (0987 900 115 - Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – một người bị máu nhiễm mỡ mắc phải biến chứng xơ vữa động mạch đã điều trị bệnh thành công nhờ giải pháp này qua video dưới đây:
Cô Sanh chia sẻ cách trị máu nhiễm mỡ hiệu quả bằng Đông y
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh bị mỡ máu cao. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp:
- Giảm bớt thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật… và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên qua dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần như xúc xích, lạp sườn, bánh rán…
- Hạn chế uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác.
- Cắt giảm khẩu phần đường, tinh bột hấp thu nhanh vì lượng calo dư thừa từ nguồn thực phẩm này có thể chuyển hóa thành dạng mỡ tích trữ trong cơ thể.
- Tăng cường khẩu phần rau quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám để bổ sung chất xơ, giúp ngăn cản hấp thu quá nhiều cholesterol từ thức ăn vào máu tại ống tiêu hóa.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Người bị máu nhiễm mỡ nên dành 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể lực như đi bộ, đạp xe, tập yoga, thái cực quyền, thể dục nhịp điệu… để đốt cháy năng lượng dư thừa, giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và ngăn chúng tích tụ tại thành mạch.
Phương pháp lọc máu
Khi đã áp dụng các phương pháp điều trị trên nhưng vẫn chưa thể kiểm soát được nồng độ mỡ máu, bác sỹ có thể chỉ định phương pháp lọc máu để loại bỏ thành phần LDL – Cholesterol cho người bệnh. Hiện nay ở nước ta, phương pháp này đã được thực hiện tại một số bệnh viện tuyến Trung ương.
Máu nhiễm mỡ là bệnh lý đang có xu hướng ngày một trở nên phổ biến. Để điều trị bệnh lý này hiệu quả thì sử dụng thuốc thôi là chưa đủ, người bệnh cần có ý thức tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ, bạn hãy vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ
Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì?
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#prevention