Stent là một ống lưới thép mỏng, được đặt vào trong lòng động mạch thật nhẹ nhàng cho người bệnh nhằm tạo ra một giá đỡ để lòng mạch, vốn chít hẹp do xơ vữa, được thông thoáng trở lại. Đặt stent động mạch không còn là kỹ thuật mới mẻ và phức tạp. Stent được đưa vào mạch máu bằng nội soi. Từ một lỗ nhỏ được trích từ háng, bác sĩ xịt thuốc tê qua đó để thuốc chạy theo mạch máu tới chỗ bị tắc. Thiết bị nội soi có gắn quả bóng cũng được đưa vào động mạch qua đường này, khi đến vị trí tắc thì bơm cho bóng phồng lên làm dẹt mảng xơ vữa, khiến lòng mạch rộng ra cho máu lưu thông, sau đó đặt stent. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị cao. Vết chích rất nhỏ nên người bệnh có thể nhanh chóng đi lại bình thường. Hiện nay, 80% các trường hợp tắc động mạch được chỉ định đặt stent và 20% còn lại phải mổ mở. Khoảng 99,5% các ca đặt stent thành công.

Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là tỉ lệ tái chít hẹp cao (13 – 23%) thường xuất hiện sau 3 – 5 năm phẫu thuật, nguyên nhân là do biện pháp mới chỉ giải quyết tình thế cấp tính, chưa loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh như cholesterol, huyết áp cao,…

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent cho bệnh nhân khi lòng mạch bị hep nhiều (khoảng trên 70%) mà các phương pháp điều trị nội khoa hay thay đổi lối sống không có hiệu quả. Sau khi đặt stent thì bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc: thuốc chống đông, thuốc ức chế men chuyển,… để hạn chế biến chứng.Vì vậy,bác nên đi khám chuyên khoa thường xuyên để được chẩn đoán và chỉ định cụ thể.