Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là tạo ra một mạch máu mới nhằm cung cấp máu đến vùng cơ tim mà mạch vành bình thường bị nghẽn tắc. Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng ít nhất một mạch máu mới nhằm cung cấp máu đến vùng cơ tim mà mạch vành bình thường bị nghẽn tắc, bác sĩ sẽ dùng ít nhất một mạch máu là động mạch vú trong làm cầu nối. Cách mạch máu khác có thể dùng làm cầu nối là mạch ở chân (tĩnh mạch chân) hoặc ở tay (động mạch).
1. Trường hợp nào cần phải phẫu thuật bắc cầu nối?
Các thầy thuốc tim mạch sẽ cân nhắc xem bệnh nhân có cần phải phẫu thuật hay không? Vị trí, số lượng các mạch máu bị tắc của động mạch vành thường sẽ quyết định lựa chọn điều trị cho mỗi bệnh nhân. Nếu như trước đó bệnh nhân đã đặt stent giờ đây bị hẹp lại mà không phù hợp với đặt stent nữa có thể sẽ được bắc cầu nối động mạch vành. Hoặc nếu bệnh nhân cần phải thay van tim mà cũng có tổn thương động mạch vành thì có thể phẫu thuật thay van tim và mổ cầu nối động mạch vành. Những bệnh nhân phải mổ phình tách động mạch chủ, có thể cũng sẽ phải mổ bắc cầu nối chủ vành kèm theo.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được tiến hành khi người bệnh không thể đặt stent
2. Những điều cần làm sau khi phẫu thuật
Sau phẫu thuật vài giờ, bệnh nhân sẽ được rút nội khí quản cùng một số các ống nối ở ngực. Lúc này người bệnh vẫn được truyền một số thuốc và dịch truyền, một số có thể được truyền máu. Ngoài aspirin, các thuốc khác như chẹn beta, ức chế men chuyển, các thuốc hạ mỡ máu cũng sẽ được kê cho bệnh nhân.
Sau ngày đầu tiên, bệnh nhân đã có thể dậy và đi lại. Hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật đều hồi phục nhanh chóng và ra viện một tuần sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Người bệnh có thể đi xe đạp hoặc xe máy sau 3 – 4 tuần sau phẫu thuật. Giới hạn nhiều nhất là hoạt động liền vết thương của xương ức. Như các xương khác, xương ức sẽ hồi phục hoàn toàn ở tuần thứ 12. Vì vậy, các hoạt động tập thể dục hoạt động thể thao hoặc các công việc nặng nên tránh khi xương ức chưa hồi phục hoàn toàn.
Các biến chứng thường gặp ngay sau phẫu thuật cầu nối động mạch vành là nhịp tim nhanh và không đều (rung nhĩ). Các biến chứng nguy hiểm hơn thường gặp là tai biến mạch máu não (1 – 2% bệnh nhân) và nhiễm trùng xương ức (1 – 2% bệnh nhân).
3. Khi nào người bệnh có thể đi làm trở lại?
Trở lại với công việc phụ thuộc nhiều vào tình trạng hồi phục của bệnh nhân cũng như phụ thuộc vào công việc có đòi hỏi nhiều các hoạt động nặng hay không. Nếu làm công việc nhẹ nhàng như ở văn phòng, người bệnh có thể trở lại làm việc sớm từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Nếu làm những hoạt động chân tay như xây dựng, mang vác nặng, có thể trở lại làm việc hoàn toàn sau 12 tuần. Có thể trao đối với thầy thuốc về công việc để bác sĩ có thể có lời khuyên bệnh nhân khi nào trở lại với công việc.
Sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành, người bệnh nên đi kiểm tra đều đặn. Các bác sĩ sẽ theo dõi các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân để điều chỉnh như mức cholesterol, huyết áp, đường máu. Kiểm soát cân nặng và bỏ thuốc lá là hai yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật.
Người bệnh cần từ bỏ thuốc lá trước và sau mổ bắc cầu mạch vành
4. Phẫu thuật bắc cầu động mạch đã là giải pháp cuối cùng?
Như chúng ta đã biết, phương pháp bắc cầu động mạch được xem là cách giải quyết hậu quả của căn bệnh xơ vữa động mạch gây ra, khi bệnh phát triển ở thể nặng khiến cho bệnh nhân phải đặt stent ở nhiều lần nhưng vẫn không thể giải quyết được thì phải tìm đến phẫu thuật bắc cầu động mạch. Tuy nhiên, bên cạnh chi phí thực hiện cao, thì rủi ro gây ra cũng rất lớn trong quá trình thực hiện nếu sức khỏe bệnh nhân không tốt thì nguy hại đến sức khỏe và tính mạng rất cao, khả năng bị tái chít hẹp động mạch và các nhánh động mạch khác khá cao nếu không giải quyết được căn nguyên gây bệnh.
5. Rủi ro khi phẫu thuật là gì?
Bởi vì phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phẫu thuật tim mở, có thể có các biến chứng trong hoặc sau khi làm thủ thuật. Các biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật bắc cầu mạch vành là:
- Chảy máu.
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
Biến chứng ít gặp hơn bao gồm:
- Nhồi máu cơ tim, nếu một cục máu đông phá vỡ lỏng ngay sau khi phẫu thuật.
- Suy thận.
- Nhiễm trùng vết thương ngực.
- Bộ nhớ bị mất hoặc khó khăn với suy nghĩ rõ ràng, thường biến mất trong vòng từ sáu đến 12 tháng.
- Đột quỵ.
Nguy cơ phát triển các biến chứng phụ thuộc vào sức khỏe trước khi phẫu thuật. Nói chuyện với bác sĩ để có được một ý tưởng tốt hơn về khả năng gặp những rủi ro này. Nếu có phẫu thuật bắc cầu động mạch vành đã được lên kế hoạch, nguy cơ biến chứng thường là thấp, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể. Nguy cơ cao hơn nếu hoạt động được thực hiện như trường hợp khẩn cấp hoặc nếu có điều kiện y tế như bệnh khí thũng, tiểu đường, bệnh thận hoặc các động mạch bị chặn ở chân (bệnh động mạch ngoại vi, hoặc PAD).
6. Giải pháp lâu dài cho bệnh xơ vữa động mạch
Bên cạnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh xa khẩu phần ăn nhiều cholesterol, thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ động vật, nói không với thuốc lá... bệnh nhân cần có một chế độ thể dục thể thao phù hợp, định kỳ thăm khám bác sỹ, sử dụng các loại thảo dược, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ khi bệnh đang ở thể nhẹ, hoặc đã áp dụng các phương pháp đặt stent, bắc cầu động mạch nhưng chưa giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.
Hoàng Nam