Bệnh mạch vành (Coronary artery disease) phát triển khi động mạch vành – mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tim bị hư hỏng. Các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vành và tình trạng viêm là nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành gây tắc hẹp mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim
Bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng nếu mạch bị tắc hoàn toàn do sự hình thành của cục máu đông khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ. Các mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu đến tim khiến cơ tim không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành bao gồm đau thắt ngực, khó thở…
Bệnh mạch vành tiến triển chậm, người bệnh thường không biết tình trạng của mình cho đến khi bị tắc nghẽn nặng hoặc trải qua cơn nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều cách để ngăn ngừa và điều trị bệnh mạch vành, trong đó một lối sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng.
Triệu chứng bệnh mạch vành
Mạch vành bị hẹp không thể cung cấp đủ máu cho cơ tim hoạt động, đặc biệt là khi người bệnh gắng sức. Ban đầu, tình trạng này không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, tuy nhiên theo thời gian, mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên gây ra các triệu chứng như:
- Đau thắt ngực: Cảm giác tức ngực như bị đè nén. Cơn đau thường xuất hiện ở ngực trái hoặc ngực giữa, thường xảy ra khi bị căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Cơn đau thắt ngực thường biến mất sau khi hết căng thẳng. Một số người bệnh, có thể cảm nhận được cơn đau lan sang cánh tay, cổ hoặc lưng.
- Khó thở hoặc mệt mỏi cùng cực khi gắng sức, bởi vì lượng máu được bơm từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Dấu hiệu bệnh mạch vành cảnh báo nhồi máu cơ tim nguy hiểm
Động mạch vành bị tắc hoàn toàn có thể dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng nhồi máu cơ tim điển hình bao gồm đau thắt ngực lan ra vai hoặc cánh tay, cổ, hàm, khó thở và toát mồ hôi, buồn đi cầu…
Đôi khi, cơn nhồi máu cơ tim xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào. Nếu bạn có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.
Tpcn Vương Tâm Thống giúp làm giảm đau ngực, mệt mỏi, khó thở và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành. Liên hệ 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành bắt nguồn từ sự tổn thương lớp bên trong của mạch máu này do các yếu tố như: Hút thuốc lá, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh đái tháo đường hoặc kháng insulin, lối sống ít vận động, căng thẳng…
Khi thành động mạch vành phía bên trong bị thương tổn, cholesterol và các chất thải tế bào sẽ tích tụ lại và phát triển dần tại vị trí tổn thương hình thành nên mảng xơ vữa động mạch. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra, tiểu cầu sẽ tập trung lại để sửa chữa thành động mạch bị tổn thương. Khi đó, cục máu đông hình thành sẽ gây tắc mạch vành hoàn toàn dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.
Sự phát triển xơ vữa trong bệnh mạch vành
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành
- Tuổi tác: tuổi càng cao, nguy cơ động mạch vành bị tổn thương và hẹp càng lớn.
- Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ cũng cao hơn sau mãn kinh.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh cao nhất nếu cha/anh trai/em trai ruột mắc bệnh tim trước tuổi 55 hoặc mẹ/em gái/chị gái mắc bệnh tim trước tuổi 65.
- Mỡ máu cao
- Bệnh tiểu đường
- Thói quen sống không lành mạnh: hút thuốc, không tập thể dục thường xuyên
- Căng thẳng kéo dài
Một số người mắc bệnh mạch vành mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các yếu tố các có thể tác động đến mạch vành, bao gồm: Chứng ngưng thở khi ngủ, nồng độ các chất protein C hoạt hóa, triglyceride, homocysteine trong máu cao cao…
Các biến chứng của bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Nhồi máu cơ tim: do cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành.
- Suy tim: Nếu một hoặc nhiều vị trí ở tim bị thiếu máu mạn tính do mạch vành bị hẹp, hoặc nếu tim đã bị hư hỏng nặng sau cơn nhồi máu cơ tim, khả năng bơm máu của tim sẽ bị giảm nghiêm trọng. Trái tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tình trạng này được gọi là suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu cơ tim hoặc tổn thương mô tim có thể ảnh hưởng tới hoạt động điện của tim, dẫn đến các nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
Chần đoán bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua bệnh sử, xét nghiệm máu và các xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh khác, bao gồm:
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Thử nghiệm gắng sức (stress test)
- Chụp X quang mạch vành.
- Chụp CT động mạch vành
Điều trị bệnh mạch vành
Việc điều trị bệnh mạch vành cần kết hợp giữa thay đổi lối sống với thuốc và các phương pháp khác.
Thay đổi lối sống
Duy trì những thói quen sống lành mạnh là phương pháp bền vững để điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành. Bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giảm cân (nếu thừa cân/béo phì) và giảm căng thẳng trong cuộc sống… là những thói quen có lợi cho tim mạch.
Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc
Trong trường hợp cần thiết, người bệnh mạch vành cần điều trị bằng một số loại thuốc như:
- Thuốc hạ cholesterol: để kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Thuốc hạ cholesterol thường được sử dụng bao gồm statin, niacin, fibrate…
- Thuốc chống đông máu: Sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu khác hàng ngày giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Thuốc chẹn beta (beta blocker): Làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và nhu cầu oxy của trái tim. Đối với những người từng bị nhồi máu cơ tim, beta blocker giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai.
- Nitroglycerin: Kiểm soát cơn đau thắt ngực bằng cách làm giãn động mạch vành tạm thời và giảm nhu cầu về máu của cơ tim.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Làm giảm huyết áp và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh mạch vành.
Các phương pháp can thiệp trong điều trị bệnh mạch vành
Nếu việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không cải thiện bệnh mạch vành, bác sỹ có thể chỉ định các phương pháp điều trị tích cực hơn, chẳng hạn:
- Nong mạch vành và đặt stent mạch vành (can thiệp mạch vành qua da): Nong mạch vành giúp khơi thông lòng mạch bị tắc/hẹp có thể kết hợp đặt stent để giữ động mạch luôn được mở rộng.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Bác sỹ tạo một “cầu nối” qua vị trí mạch vành bị hẹp bằng một đoạn động mạch/tĩnh mạch khỏe mạnh khác. Nhờ có “cầu nối này” máu sẽ được lưu thông tốt hơn. Phẫu thuật bắc cầu động mạch thường được chỉ định cho các trường hợp bị hẹp nhiều vị trí trong động mạch vành.
Nong mạch vành và đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường bằng lối sống lành mạnh là điều bạn nên thực hiện sớm để phòng bệnh mạch vành hiệu quả.
Ds. Ngọc Hải
Tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/diagnosis-treatment/treatment/txc-20165340