Đau thắt ngực là cơn đau ngực thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm, lúc này các động mạch vành bị cứng và thu hẹp lại. Cơn đau thắt ngực xuất hiện cũng là lời báo hiệu rằng, bạn có thể đã mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành (CAD) và nhồi máu cơ tim.

Đau thắt ngực thường được “kích hoạt” sau những hoạt động thể chất đòi hỏi sự gắng sức hoặc mỗi khi bị căng thẳng tâm lý quá mức. Bạn có thể cảm nhận thấy sự khó chịu, đau âm ỉ hoặc dữ dội, đè nặng ở trong lồng ngực, cơn đau ấy đôi khi còn lan ra cánh tay trái, lên cổ, hàm hoặc ra vùng sau lưng.

Nguyên nhân gây đau thắt ngực chủ yếu là do xơ vữa động mạch

Hầu hết các trường hợp đau thắt ngực là do bệnh xơ vữa động mạch gây ra. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy, stress oxy hóa tế bào chính là yếu tố khởi phát nên những phản ứng viêm, làm tổn thương niêm mạc mạch máu. Cholesterol lưu chuyển trong máu có cơ hội để bám tụ tại đó và hình thành nên những mảng vỡ xơ. Kết quả là lòng động mạch mất dần tính đàn hồi, thu hẹp dòng chảy của máu đến nuôi tim. Tim không thể nhận được đủ máu để có thể co bóp một cách nhịp nhàng như trước, lúc này đau thắt ngực đầu tiên có thể xuất hiện.

Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, hút thuốc lá, tuổi cao, trong khi chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động.. đều là những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển xơ vữa động mạch.

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi động mạch vành bị cứng và tắc hẹp

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi động mạch vành bị cứng và tắc hẹp

Các loại đau thắt ngực phổ biến

Dựa vào đặc điểm của cơn đau thắt ngực mà các bác sỹ chia tình trạng này thành hai loại chính là cơn đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.

- Đau thắt ngực ổn định: có thể dự báo trước, xuất hiện sau những lần gắng sức, chẳng hạn như trong lúc tập thể dục, vận động thể chất, leo cầu thang...  Lúc này tế bào cơ tim đang bị thiếu oxy trong khi lòng mạch vành đang dần thu hẹp lại, do vậy, cơn đau sẽ giảm khi kết hợp giữa nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giãn mạch nitroglycerin để tăng tuần hoàn mạch vành. Đau thắt ngực ổn định tuy chưa đến mức đe dọa tính mạng nhưng nó chính là một dấu hiệu cảnh báo rằng, bạn đang có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ trong tương lai.

- Đau thắt ngực không ổn định: không thể dự báo mà đến một cách bất ngờ, có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc trong lúc ngủ. Cho dù dùng thuốc giãn mạch, cơn đau thắt ngực vẫn không có chiều hướng thuyên giảm.

Đau thắt ngực không ổn định có thể phát triển từ đau thắt ngực ổn định và là một tình trạng cấp cứu. Đây là dấu hiệu cho thấy, mảng xơ vữa đứng trước nguy cơ bị “nứt vỡ” và cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu, cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đang đến rất gần.

Bạn hoàn toàn có thể sống vui, sống khỏe mỗi ngày khi sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống, sản phẩm chuyên biệt giúp làm giảm cơn đau thắt ngực, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành và phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hãy gọi 0962.546.541 để được tư vấn.

Ai dễ bị đau thắt ngực?

Đau thắt ngực là một tình trạng phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Ở Anh, người ta ước tính rằng cứ 12 nam giới trong độ tuổi từ 55 – 64 thì có 1 người bị đau thắt ngực. Tỷ lệ này ở nữ giới là 1/30. Nam giới dễ mắc đau thắt ngực hơn là nữ giới.

Đau thắt ngực phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi

Đau thắt ngực phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi

Cách xử trí khi bị đau thắt ngực

Nếu bạn đã từng bị đau thắt ngực trước đó, khi cơn đau kéo đến, bạn có thể sử dụng một viên thuốc giãn mạch nitro glyceryl để làm giảm cơn đâu. Sử dụng tiếp một liều tiếp theo nếu cơn đau tiếp tục kéo dài hơn 5 phút. Nếu sau 10 phút dùng thuốc mà cơn đau không giảm, bạn hoặc người thân cần gọi cấp cứu ngay.

Điều trị đau thắt ngực trong bệnh mạch vành

Ngoài thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện một lối sống tốt cho bệnh tim mạch, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo chỉ định của bác sỹ điều trị.

Một số loại thuốc được kê cho bệnh nhân thường là thuốc giãn mạch, thuốc làm giảm cholesterol trong máu và thuốc aspirin (dự phòng trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim). Phẫu thuật trong điều trị đau thắt ngực là nong mạch và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể được chỉ định nếu người bệnh không có đáp ứng với thuốc điều trị.

Ngoài mục tiêu là giảm triệu chứng đau thắt ngực, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo rằng, người bệnh cần biết cách kiểm soát bệnh ngay từ khi mảng xơ vữa bắt đầu hình thành, điều đó sẽ ngăn cơn đau xuất hiện hoặc phòng ngừa cơn đau thắt ngực không ổn định dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Trong khi hầu hết các thuốc điều trị nội khoa, can thiệp phẫu thuật đến nay vẫn chưa thể tác động được chính vào căn nguyên gây bệnh, thì một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Hoàng bá... lại có thể làm giảm stress oxy hóa, chống viêm và giảm cholesterol máu một cách an toàn và hiệu quả. Điều này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người bệnh mạch vành có thể ổn định được mảng xơ vữa, giảm đi những cơn đau thắt ngực, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra trước và sau khi đã phẫu thuật.

Biến chứng của đau thắt ngực

Biến chứng của đau thắt ngực là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào không kiểm soát được tình trạng bệnh xơ vữa động mạch, đều quan tâm. Không kiểm soát được bệnh đồng nghĩa với máu về tim vẫn bị chặn lại, có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim và tử vong.

Cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa bong ra cũng có thể chặn dòng máu lên não và gây ra đột quỵ. Ước tính mỗi năm, cứ 100 người bị đau thắt ngực ổn định sẽ có 1 người bị nhồi máu cơ tim tử vong hoặc đột quỵ.

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển biến chứng nếu thay đổi lối sống. Nếu bạn bị béo phì, hãy giảm cân và duy trì một cân nặng ổn định và phù hợp so với chiều cao. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc vì khói thuốc khiến mạch máu co thắt gây đau thắt ngực và tăng huyết áp, ngoài ra, nó cũng là một chất độc mạnh có thể phá hủy các tế bào cơ tim.

Biến chứng của đau thắt ngực hoàn toàn có thể dẫn bạn đến “con đường” tử vong không lối thoát. Đau thắt ngực chỉ là dấu hiệu, triệu chứng nhưng điều quan trọng nhất là có những hiểu biết đúng đắn chống lại bệnh mạch vành trước khi quá muộn.

Kim Chi

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/conditions/Angina/Pages/Introduction.aspx