Tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim đều có biểu hiện đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, cơn đau có thể thoáng qua làm người bệnh không chú ý đến hoặc có khi kéo dài vài ba phút làm họ phải nhập bệnh viện. Tuy nhiên, cũng có những người bị nhồi máu cơ tim mà không hề có cơn đau thắt ngực trước đó.
Đau thắt ngực khi bị thiếu máu cơ tim
Tại sao lại đau thắt ngực?
Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ xuất hiện khi mức độ cung cấp oxy cho cơ tim bị thiếu hụt so với nhu cầu. Mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim liên quan đến ba yếu tố, đó là mức độ căng của cơ tim, tình trạng co bóp của cơ tim và nhịp tim. Một khi ba yếu tố trên thay đổi nó sẽ làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Tất cả lượng oxy cung cấp cho cơ tim đều do động mạch vành tim cung cấp.
Vì một lý do nào đó, thường là do xơ vữa động mạch, động mạch vành bị hẹp lại hay tắc hẳn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, nhất là khi tim tăng cường hoạt động do vận động thể lực hay do tăng cảm xúc khi bị stress. Khi đó sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, nhất là khi khẩu kính của động mạch vành hẹp trên 70% so với khẩu kính bình thường.
Những nguyên nhân chính gây thiếu máu cục bộ cơ tim
Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa trong đó có rối loạn chuyển hóa chất béo, acid uric và đái tháo đường… Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch như: hẹp lỗ động mạch vành, hẹp động mạch chủ ngực, bóc tách động mạch chủ ngực…
Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh nhân được khám lâm sàng ở một bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nếu có các triệu chứng lâm sàng: béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, tuổi trên 40, cao huyết áp, có các dấu hiệu của xơ vữa động mạch… Bệnh nhân sẽ được đo điện tim để phát hiện những dấu hiệu của thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ. Sau đó là siêu âm tim, nhằm phát hiện những vị trí giảm động do thiếu máu cơ tim...
Làm gì khi bị cơn đau thắt ngực?
Về Tây y, điều trị bằng thuốc giãn mạch, thuốc tăng cường máu đến cơ tim, thuốc giảm mỡ trong máu và nhiều loại thuốc khác nữa, tùy theo những triệu chứng mà bệnh nhân có.
Một phương pháp điều trị khác cũng khá hiệu quả đó là chụp, nong động mạch vành và đặt giá đỡ (stent) làm cho chỗ hẹp rộng ra, máu lưu thông dễ dàng. Có hai loại stent được đặt vào chỗ hẹp là stent có thuốc kháng đông và stent không có thuốc kháng đông. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này hiện còn khá cao so với thu nhập của người dân ViệtNam.
Một phương pháp nữa hầu như là giải pháp cuối cùng nếu động mạch vành bịp nhiều trên 80% hay tắc hoàn toàn đó là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Vật liệu để bắc cầu hiện nay tốt nhất vẫn là các mạch máu của chính bệnh nhân như động mạch ngực trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển lớn…
Vậy cơn đau thắt ngực phòng ngừa và điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Một phương pháp mới đi từ các thảo dược thiên nhiên quý tốt cho tim mạch như Đan Sâm, Bồ Hoàng, Cao Đỏ ngọn, Hoàng Bá...có trong thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống giúp tăng cường sinh lực, tăng cường lưu thông máu của mạch vành, làm giảm các tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đau tim, hỗ trợ điều trị các bệnh mạch vành, suy vành, xơ vữa động mạch vành. Do đó, với TPCN Vương Tâm Thống - đau tim sẽ không còn là nỗi lo.
Phan Hường