Thiếu máu cục bộ (Ischemia) xảy ra khi dòng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi một phần nào đó của cơ thể bị hạn chế. Nếu cơ tim là nơi bị ảnh hưởng bởi tình trạng này thì được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim (Cardiac ischemia). Thiếu máu cơ tim thường được biết đến với triệu chứng đau thắt ngực, tuy nhiên, có một loại thiếu máu cơ tim không xuất hiện triệu chứng này, đó là thiếu máu cơ tim thầm lặng (Silent ischemia).
Thiếu máu cơ tim thầm lặng có nguy hiểm?
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, bởi lẽ nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như hoại tử cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí ngừng tim đột ngột.
Thiếu máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn, làm giảm lượng máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Nếu tình trạng thiếu máu nặng hoặc kéo dài quá lâu, nó có thể gây ra nhồi máu cơ tim dẫn đến hoại tử một phần cơ tim. Trong nhiều trường hợp thiếu máu cơ tim, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn đau thắt ngực – là một triệu chứng quan trọng để nhận biết và tiếp nhận cấp cứu kịp thời. Nhưng bệnh nhân thiếu máu cơ tim thầm lặng không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây là tình trạng nguy hiểm do bệnh nhân hoàn toàn không nhận biết được tình trạng bệnh của mình để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ngoài nguy cơ nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim thầm lặng cũng có thể gây loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất hoặc rung thất), làm cản trở khả năng bơm của tim và có thể gây ngất xỉu, thậm chí tử vong đột ngột.
Mảng xơ vữa là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thầm lặng
TPCN Vương Tâm Thống là sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, đặc biệt là giảm được nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim thầm lặng. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0962.546.541 để được tư vấn.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là tình trạng phổ biến
Theo kết quả nghiên cứu của Deanfield và cộng sự, được đăng tải trên tạp chí Y học danh tiếng Lancet năm 1983, trong tổng số 1934 ca thiếu máu cơ tim, chỉ có 470 trường hợp có triệu chứng đau ngực. Như vậy, thiếu máu cơ tim thầm lặng giống như tảng băng chìm của thiếu máu cục bộ cơ tim, chiếm tới ¾ khối băng khổng lồ. Phần nổi của tảng băng là thiếu máu cơ tim có triệu chứng đau thắt ngực, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là ¼ tảng băng.
Những ai có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim thầm lặng?
Thiếu máu cơ tim thầm lặng chiếm tỷ lệ đặc biệt cao (90%) ở những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định. Bên cạnh đó, những người đã từng bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân đau thắt ngực ổn định đều là những đối tượng có nguy cơ cao (40 – 50%) mắc chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Cao huyết áp
- Dị tật động mạch vành bẩm sinh (CAAs)
- Hút thuốc
- Béo phì
- Bệnh cơ tim
- Lạm dụng rượu và ma túy
Hút thuốc lá – một trong những yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim thầm lặng
Triệu chứng của thiếu máu cơ tim thầm lặng
Thiếu máu cơ tim thầm lặng hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể dự cảm được tình trạng sức khỏe của mình nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trước như: chán ăn, mệt mỏi không rõ lý do, cảm giác bức bối, khó chịu trong người, hay cáu gắt, huyết áp tăng cao, nhịp tim không ổn định.
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng bằng cách nào?
Một số xét nghiệm sau đây được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng:
- Thử nghiệm điện tâm đồ gắng sức: cho biết lưu lượng máu qua động mạch vành để đáp ứng với mức độ hoạt động.
- Theo dõi điện tâm đồ Holter: ghi lại điện tâm đồ (ECG) trong khoảng thời gian 24 - 48 giờ để phát hiện bệnh nhờ những thay đổi về điện tâm đồ trong cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Cách phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng
Tùy thuộc vào từng mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau:
Thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim
Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, một số thuốc có thể được chỉ định sử dụng nhằm đạt mục tiêu: cải thiện lưu lượng máu đến tim và làm giảm nhu cầu sử dụng oxy của tim.
- Thuốc nhóm nitrat nhằm giãn mạch để tim bơm máu đi nuôi cơ thể dễ dàng hơn.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE như enalapril, lisinopril (Zestril) hoặc chẹn beta nhằm mục đích giảm nhịp tim và hạ huyết áp, làm giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc làm hạ cholesterol máu nhóm statins cũng có thể được chỉ định nhằm làm hạn chế tiến triển xơ vữa động mạch – nguyên nhân chủ yếu gây hẹp lòng động mạch vành
- Thuốc chống đông: Aspirin có thể được dùng để phòng ngừa cục máu đông.
Phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành
Khi đã bị xơ vữa mạch vành nghiêm trọng với tỷ lệ tắc hẹp trên 80%, bệnh nhân có thể được phẫu thuật đề điều trị. Tùy mức độ và nguyên nhân mà bệnh nhân có thể được can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Thay đổi lối sống
Phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng cũng tương tự như đối với các bệnh tim mạch khác thông qua việc thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày:
- Ngừng hút thuốc lá
- Kiểm soát huyết áp, cholesterol máu và đường huyết.
- Hạn chế uống rượu
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục vừa sức, đều đặn để nâng cao sức khỏe
Nhiều nghiên cứu cho thấy, gốc rễ căn nguyên gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ chính là các phản ứng viêm ẩn sâu bên trong lớp nội mạc mạch máu do sự tích tụ lâu ngày của các gốc tự do, sản phẩm thải từ quá trình stress oxy hóa tế bào. Điều đó cũng có nghĩa rằng, quá trình hình thành mảng xơ vữa là một hành trình dài từ nhiều năm, ngay từ khi chúng ta còn rất trẻ mà không hề có dấu hiệu nhận biết. Chính vì lẽ đó, con đường đúng đắn nhất để phòng ngừa bệnh chính là việc giảm stress oxy hóa, ức chế viêm và cân bằng lượng cholesterol máu về mức an toàn. Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Đỏ ngọn, Hoàng bá hiện đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý, bởi không chỉ có khả năng giãn mạch hoạt huyết, chúng còn kháng viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa sự lắng đọng cholesterol gây hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch. Sự phát hiện này sẽ mở ra một hướng điều trị mới cho những bệnh nhân mạch vành nói chúng và thiếu máu cơ tim thầm lặng nói riêng.
Thanh Hường
Nguồn tham khảo:
www.texasheart.org
www.heart.org
www.mayoclinic.org
www.escardio.org