Xơ vữa động mạch là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh thận mãn tính… Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy bạn đã thực sự hiểu về căn bệnh này?

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều cần được cung cấp lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường thông qua hệ thống động mạch. Một động mạch khỏe mạnh giống như một đường ống sạch. Xơ vữa động mạch là thuật ngữ chỉ tình trạng lòng các động mạch bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa khiến máu đến các cơ quan bị giảm sút hoặc bị chặn hoàn toàn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ động mạch nào.

2. Quá trình hình thành mảng xơ vữa

Xơ vữa động mạch thường tiến triển từ khi chúng ta còn trẻ với những phải ứng viêm lặng lẽ diễn ra bên trong lớp nội mạc của mạch máu bởi các gốc tự do, chất thải sản sinh ra từ chuyển hóa chất của cơ thể. Quá trình viêm gây tổn thương lòng động mạch sẽ tạo điều kiện để cholesterol tích tụ và làm mảng xơ vữa dày lên. Chúng có thể nứt vỡ khiến cục máu đông hình thành trên bề mặt gây tắc mạch tại chỗ hoặc cục máu đông cũng có thể di chuyển gây tắc mạch ở vị trí khác. Những yếu tố có thể gây ra phản ứng viêm và đẩy nhanh quá trình hình thành mảng xơ vữa bao gồm cao huyết áp, đái tháo đường, căng thẳng tâm lý, rối loạn lipid máu…

Xơ vữa động mạch gây tắc ngẽn mạch máu

Xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn mạch máu

3. Xơ vữa động mạch và những triệu chứng nhận biết

Rất khó để nhận biết khi xơ vữa động mạch ở mức độ nhẹ, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi mảng xơ vữa phát triển lớn dần và phụ thuộc vào các động mạch bị ảnh hưởng.

Động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim): gây ra đau thắt ngực với cảm giác thắt chặt, bỏng rát, đè nén ở ngực, thường kèm theo khó thở, hồi hộp, vã mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi... Nếu mảng xơ vữa lớn đến mức bít kín hoàn toàn dòng chảy của dòng máu nuôi tim, có thể làm xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim đột ngột, đe dọa tính mạng người bệnh.

TPCN Vương Tâm Thống giúp giảm tình trạng xơ vữa động mạch vành và các cơn đau thắt ngực, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0962.546.541 để được tư vấn tốt nhất.

Động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu tới não): Có thể gây ra đột quỵ não với các biểu hiện: Tê yếu, rối loạn cảm giác ở một bên người, đau đầu, khó thở, cảm giác giống như kiến bò ở cằm, rối loạn thị lực và ngôn ngữ…

Động mạch thận (động mạch cung cấp máu tới thận): Bệnh thận mãn tính là thường gặp nhất với những biểu hiện: Ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi, sưng bàn tay hay chân, khó tập trung…

Động mạch ngoại biên (động mạch dẫn máu tới các chi): thường gặp nhất là các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, biểu hiện tê đau như chuột rút ở đùi, bắp chân, bàn chân xanh tím do thiếu máu...

4. Điều trị xơ vữa động mạch thế nào cho hiệu quả?

- Điều trị bằng thuốc nội khoa: Ngoài việc điều trị các bệnh mắc kèm như cao huyết áp, đái tháo đường… các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để:

+ Làm chậm sự dày lên của các mảng xơ vữa: Lovastatin (Mevacor), Simvastatin (Zocor), Pravastatin (Pravachol)…

+ Ngăn ngừa cục máu đông như Aspirin, Heparin, Warfarin (Coumadin )…

- Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa: Trong những trường hợp mạch vành bị hẹp nhiều hay cục máu đông làm tắc mạch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, các phương pháp phẫu thuật, hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định để khơi thông vị trí bị tắc hẹp. Hai phương pháp phổ biến nhất là nong mạch và phẫu thuật bắc cầu động mạch.

Phòng ngừa xơ vữa động mạch bằng việc phối hợp đồng bộ của nhiều giải pháp

Một số nhà nghiên cứu tin rằng, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả cần tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress oxy hóa, giảm cholelesterol, kháng viêm, là con đường đúng đắn nhất.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Một số thực phẩm chức năng dành cho người bệnh xơ vữa động mạch hiện nay cũng được một số chuyên gia tim mạch đánh giá cao khi có sự phối hợp thêm những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tính kháng viêm, kháng khuẩn như Hoàng bá; chống oxy hóa như cây Đỏ ngọn; giãn mạch, tăng lưu thông tuần hoàn máu như Đan sâm để giúp ngăn chặn nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch hình thành và tiến triển.

- Chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa từ dầu mỡ, phủ nội tạng động vật hoặc chất béo trans trong các đồ ăn nhanh, thực phẩm được đóng gói sẵn vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Tăng cường rau xanh, qua quả tươi đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, đậu tương, đậu xanh, rau đay, mùng tơi…

- Hạn chế uống rượu bia và bỏ hoàn toàn thuốc lá

- Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, yoga...

- Kiểm soát các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường bằng thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập

Mỗi năm nên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 1 tới 2 lần để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi bệnh mới chớm hình thành, nhờ đó sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nhập viện do biến chứng của xơ vữa động mạch.

Lê Hương

Nguồn tham khảo:

www.medicalnewstoday.com

www.health.harvard.edu

www.health.harvard.edu