Tên khoa học vị thuốc: Cortex Phellodendri

Bộ phận dùng: vỏ cây Hoàng bá - Phellodendron chinensis Schneid. Họ Cam (Rutaceae)

hoang-ba-trong-dieu-tri-benh-xo-vua-dong-mach.jpg

Hoàng bá trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Thành phần hoá học

- Thành phần chính là alcaloid: Berberin (1,5-3 %) và oxy berberin, palmatin và oxy palmatin ]; một lượng nhỏ phellodendrin CHON, magnoflorin CHON, jatrorrhizin CHON, candixin CHON, menisperin CHON, g- fagarin]; 7, 8- dihydroxyrutaecarpin, 7-hydroxyrutaecarpin .

- Ngoài ra trong vỏ Hoàng bá còn có:

+ Các chất tinh thể không chứa nitơ: obakullacton C26H30O8 (limonin); obakunon C26H30O7; canthin- 6- non, 4- methoxy- N- methyl-2- quinolon, g- hydroxybutenon

+ Hợp chất phenolic (lignan, flavonoid, acid- ester phenolcarboxylic): syringin, lyoniresinol, coniferin, syringaresinol-di-O-D- glucopyranosid, sinapic aldehyd-4-O-D-glucopyranosid, methyl-5-O-ferunoyl-quinat, acid 3-O-ferunoylquinic, acid 3-O-ferunoylquinic methyl ester [53]; phellodensin và phellodenol

+ Hợp chất sterolic: 7- dehydrostigmasterol, campesterol, β- sitosterol

+ Acid ferulic và hợp chất ferulat (amurenlacton A, amurenamid A) , chất béo, isovanillin, acid caffeic ethyl ester, methyl beta-orsellinat ; isocoumarin (3-acetyl-3,4-dihydro-5,6-dimethoxy-1H-2-benzopyran-1-one) 

Tác dụng sinh học

- Tác dụng hạ huyết áp.

- Tác dụng hạ đường huyết.

- Tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin, acetycholin.

- Tác dụng ức chế TKTW do hợp chất lacton.

- Tác dụng chống oxy hoá: dịch chiết cồn 80% cho tác dụng mạnh nhất.

- Tác dụng giảm vết loét dạ dày chuột do bảo vệ tế bào và giảm tiết acid dạ dày.

- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương: Staph. aureus, Str. hemolyticus, B. diphtheriae, B. anthracis, B. subtilis, Sh. shigae, Sh. flexneri ; Helicobacter pylori.

- Tác dụng kháng nấm: ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da , giảm tỉ lệ tăng trưởng của Candida.

- Tác dụng kháng trùng roi: Nước sắc Hoàng bá (10%) có tác dụng ức chế trùng roi âm đạo nhưng không mạnh.

- Tác dụng lên miễn dịch: phellodendrin từ vỏ cây Hoàng bá làm tăng hoạt động của tế bào lympho T và làm giảm tái tạo tế bào u ở chuột .

- Tác dụng bảo vệ tiểu cầu.

- Tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách ức chế hoạt động của xanthin oxidase.

hoang-ba-giup-ha-huyet-ap-hieu-qua.jpg

Hoàng bá giúp hạ huyết áp hiệu quả

Tác dụng theo Y học cổ truyền

- Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính hàn; quy vào ba kinh thận, bàng quang, tỳ  Tính trầm mà giáng xuống, là âm dược

- Công năng, chủ trị:

+ Tư âm giáng hoả: dùng khi âm hư phát sốt, đau nhức xương, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), di tinh 

+ Thanh nhiệt, táo thấp: dùng khi chứng hoảng đản nhiệt kết trong dạ dày, ruột ;  khi hạ tiêu thấp nhiệt như viêm tiết niệu cấp, viêm gan virus, viêm túi mật, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp cấp đặc biệt ở khớp gối...

+ Giải độc tiêu viêm: dùng khi bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt

- Liều dùng: 4 - 16g.

- Một số bài thuốc dân gian:

+ Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

- Kiêng kỵ: người dương hư, đại tiện lỏng, tỳ vị yếu.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam- lần xuất bản thứ tư, NXB Y học, Hà Nội,tr. 778, 847, 908, 738, 792, 927.
2. Nguyễn Đức Đoàn (2004), Nam y nghiệm phương, NXB Y học, Hà Nội, tr. 55-108.
3.  Trình Như Hải, Lý Gia Canh (2004), Trung Quốc danh phương toàn tập, NXB Yhọc, Hà Nội, tr. 722- 3.
4. Phạm Thanh Kì (2007), Dược liệu học, tập II, NXB Y học, Hà Nội, tr. 105-8.
5. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội,tr. 48-9, 197-8, 392-4, 500-1, 492-3, 55-9.
6.  Hoàng Duy Tân, Trần Văn Nhủ (1995), Từ điển phương thang Đông y, NXB Đồng Nai, tr. 1134.
7. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh I, tập 1-2,NXB Y học, Hà Nội, tr. 569, 529, 565, 547.
8. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 930-3, 636-8, 551-3.
9. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 936-7, 430-4.