Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 200.000 người tử vong vì bệnh suy vành, chiếm khoảng 1/4 số người tử vong và con số này dường như không ngừng tăng lên. Trong cuộc chiến với “tử thần” mang tên bệnh suy vành, người nắm rõ mọi thông tin của bệnh sẽ là người chiến thắng. Đọc bài viết sau để có cái nhìn nhận tổng quan nhất về căn bệnh này.

Bệnh suy vành là gì?

Suy vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành, thiểu năng vành, xơ vữa mạch vành,… là bệnh lý đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong thành mạch gây tắc hẹp động mạch vành, khiến lượng máu về tim giảm sút nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy vành

Khi cơ tim không đủ máu, dinh dưỡng, oxy để hoạt động bình thường, người bệnh suy vành sẽ gặp một số triệu chứng điển hình sau:

Đau thắt ngực

Cơn đau được được mô tả như là có vật nặng đè trước ngực, thắt chặt, bóp chẹn lồng ngực. Nó thường bất đầu từ phía sau xương ngực, sau đó lan đến cổ, hàm, cánh tay, bả vai, lưng hoặc thậm chí cả răng. Đi kèm với đau ngực là các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, mệt mỏi, vã mồ hôi, buồn nôn, chuột rút và thở dốc.

Đau sẽ thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, hoạt động gắng sức hoặc tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

Khó thở

Người bệnh suy vành sẽ thường cảm thấy khó thở, thở nhanh, gấp do tim và các cơ quan khác không nhận đủ oxy để hoạt động. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách thở nhanh hơn.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh suy vành.jpg

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh suy vành

Nếu bạn thường xuyên có những biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi ngay cả khi không gắng sức… hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0962.546.541 để được tư vấn về giải pháp an toàn, hiệu quả giúp làm giảm triệu chứng và trị bệnh hiệu quả.

Hotline Vương Tâm Thống 0962546541

 

Bệnh suy vành, đâu mới thực sự là nguyên nhân?

Bệnh suy vành được cho là bắt đầu với những tổn thương các lớp bên trong thành động mạch. Lúc này, cholesterol dư thừa cùng các rác thải tế bào sẽ tích tụ và tạo thành các mảng xơ vữa. Theo thời gian, mảng xơ vữa lớn dần và tiếp tục gây tổn thương thành mạch. Đến một mức độ nhất định, chúng nứt vỡ và hình thành huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành, hệ quả tất yếu chính là các cơn nhồi máu cơ tim.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy vành

Ngoài các yếu tố người bệnh không kiểm soát được như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền… thì hầu hết các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy vành dưới đây đều có thể thay đổi, cụ thể là:

- Bệnh huyết áp cao, tiểu đường.

- Rối loạn chuyển hóa lipid, nồng độ cholesterol máu cao

- Chế độ tập thể dục, ăn uống thiếu khoa học

- Hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Thừa cân, béo phì

Bệnh suy vành có nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh suy vành đang trở thành căn bệnh của thời đại, được nhiều người quan tâm bởi tỷ lệ tử vong ngày càng tăng và trẻ hóa. Những biến chứng của căn bệnh này thực sự nguy hiểm như:

- Nhồi máu cơ tim: Khi một mạch vành vị tắc nghẽn hoàn toàn có thể gây cơn nhồi máu cơ tim và nếu không sớm được cấp cứu, tỷ lệ tử vong là rất cao.

- Rối loạn nhịp tim: Cơ tim không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn, chậm hơn hoặc rối loạn nhịp.

- Suy tim: Là kết quả tất yếu bởi hoạt động bơm máu của tim giảm do tim luôn trong tình trạng thiếu máu.

Các phương pháp điều trị bệnh suy vành

Thực hiện lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh suy vành. Người bệnh nên:

- Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp của mình.

- Giữ cân nặng ở mức lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.

- Tăng cường những loại thực phẩm tốt cho tim mạch chẳng hạn như: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, trứng, sữa tách chất béo, dầu có nguồn gốc thực vật,…

- Tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh suy vành.

- Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

 

Người bệnh suy bệnh nên thường xuyên tập yoga, ngồi thiền.jpg

Người bệnh suy bệnh nên thường xuyên tập yoga, ngồi thiền

Thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh suy vành

Thảo dược tự nhiên được xem lá hướng đi mới mang tính đột phá trong điều trị bệnh suy vành bởi sự an toàn và hiệu quả cao. Bộ 3 thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm được các nhà khoa học đánh giá cao, bởi khả năng giãn mạch, tăng lưu thông máu, giúp cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở. Đồng thời 3 thảo dược này còn có tác dụng giảm cholesterol – nguyên liệu chính của các mảng xơ vữa, giúp ngăn chặn sự tiến triển của hẹp mạch vành. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành cục máu động, giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim…

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh suy vành được bào chế từ Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm

Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh suy vành hiệu quả

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh suy vành

Một số nhóm thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị như:

- Nhóm thuốc giảm mỡ máu: Có tác dụng giảm nồng độ cholesterol “xấu” giúp hạn chế nguy cơ hình thành mảng xơ vữa. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là statin, fibrate, niacin.

- Aspirin: Giúp phòng ngừa cơn đau thắt ngực và biến chứng nhồi máu cơ tim nhờ khả năng chống hình thành cục máu đông.

- Nitroglycerin: Có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu, nhanh chóng giảm cơn đau thắt ngực.

- Nhóm chẹn beta giao cảm: Tác dụng giảm nhịp tim, hạ huyết áp, góp phần làm giảm gánh nặng cho tim.

- Nhóm ức chế men chuyển angiotensin: Giảm huyết áp giúp làm chậm hoặc ngăn chặn tiến triển của bệnh suy vành.

- Nhóm chẹn kênh canxi: Giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu về tim và làm giảm huyết áp.

Phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh suy vành

Trong trường hợp tình trạng hẹp đã quá tồi tệ hoặc việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nong mạch, đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch để khơi thông lòng mạch vành.

Xem thêm:

Phương pháp nong mạch, đặt stent trong điều trị bệnh suy vành

Tổng hợp những điều cần biết về phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Ds. Thu Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184130.php

http://www.umm.edu/health/medical/reports/articles/coronary-artery-disease