Cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra khi có sự sụt giảm đột ngột của dòng máu mạch vành nuôi cơ tim, thường là do nứt vỡ mảng xơ vữa gây tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim - một tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh.

Đau thắt ngực không ổn định còn được mô tả bằng nhiều thuật ngữ khác, chẳng hạn như: Cơn đau thắt ngực trước nhồi máu cơ tim, suy mạch vành cấp, hội chứng dọa nhồi máu, đau thắt ngực khởi phát…

Nếu đau thắt ngực ổn định chỉ gặp khi bệnh nhân gắng sức thì đau thắt ngực không ổn định có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, trong giấc ngủ hoặc khi sinh hoạt bình thường. Triệu chứng của đau thắt ngực không ổn định thường dữ dội và kéo dài hơn. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều, với cường độ đau tăng dần.

Đau thắt ngực không ổn định có biểu hiện gì?

Không chỉ bị đau thắt ở ngực, người bệnh có thể phải chịu đựng cả những cơn đau ở bả vai, cánh tay, quai hàm, cổ, lưng hoặc các khu vực lân cận khác. Cơn đau thắt ngực không ổn định vô cùng khó chịu, người bệnh có cảm giác như bị ép chặt ở lồng ngực, đau rát và nghẹn. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không dễ dàng dịu đi khi bạn dùng thuốc. Ngoài ra, đau thắt ngực không ổn định có thể đi kèm với các triệu chứng như khó thở và vã mồ hôi.

Chứng đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện bất chợt, nặng hơn theo thời gian. Bạn có thể bị đau thắt ngực không ổn định nếu đã từng bị đau ngực với những mô tả sau:

- Cảm thấy cơn đau thay đổi: Nghiêm trọng hơn, xảy ra thường xuyên hơn, kể cả khi vận động nhẹ nhàng hoặc khi đang nghỉ ngơi.

- Bị đau ngực kéo dài hơn 15 – 20 phút.

- Đau ngực không rõ nguyên nhân.

- Cơn đau không giảm khi uống thuốc nitroglycerin.

- Bị đau ngực kèm theo tụt huyết áp và khó thở.

Đau thắt ngực không ổn định xảy ra cả khi nghỉ ngơi

Đau thắt ngực không ổn định xảy ra cả khi nghỉ ngơi 

Đau thắt ngực không ổn định có thể là tín hiệu cảnh báo trước một “cuộc tấn công” của nhồi máu cơ tim. Vì vậy, đau thắt ngực không ổn định cần phải được phát hiện và điều trị ngay lập tức.

Tpcn Vương Tâm Thống chứa những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên giúp giãn mạch làm giảm cơn đau thắt ngực; hạ cholesterol ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa đồng thời làm tiêu cục máu đông, dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0962.546.541 để biết thêm thông tin chi tiết.

Đau thắt ngực không ổn định – Nguyên nhân do đâu?

Cho tới nay, bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau thắt ngực không ổn định. Xơ vữa động mạch là sự tích tụ các chất béo, được gọi là mảng bám, dọc theo thành động mạch. Điều này khiến cho động mạch bị thu hẹp và cản trở sự lưu thông của dòng máu. Khi cơ tim không được cung cấp đủ máu sẽ gây ra hiện tượng đau ngực.

Ngoài ra, đau thắt ngực không ổn định cũng có thể do các nguyên nhân hiếm gặp như:

- Rối loạn vi mạch: rối loạn chức năng của các mạch máu nhỏ, không do hẹp động mạch lớn.

- Co thắt mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành cũng có thể là nguyên nhân của các cơn đau thắt ngực không ổn định, bao gồm:

- Bệnh đái tháo đường.

- Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành, có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tim trước 55 tuổi (nam giới) hoặc trước 65 tuổi (nữ giới).

- Huyết áp cao

- Nống độ cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) trong máu cao.

- Nồng độ cholesterol “tốt” (HDL cholesterol) trong máu thấp.

- Là nam giới.

- Không tập thể dục hoặc có tập nhưng không đủ.

- Béo phì.

- Tuổi cao.

- Hút thuốc lá.

Những người bị đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim

Những người bị đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim 

Xét nghiệm, chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định

Khi có các biểu hiện của đau thắt ngực không ổn định, bạn nên đi khám ngay lập tức. Thông thường, các bác sỹ sẽ kiểm tra thể chất và huyết áp trước, sau đó là nghe tim để phát hiện tiếng thổi tim và nhịp tim bất thường nếu có.

Để chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm máu để phát hiện người bệnh có bị tổn thương ở mô tim hoặc có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, thông qua đo nồng độ troponin I, T-00.745, creatine phosphokinase (CPK), và myoglobin.

- Điện tâm đồ.

- Siêu âm tim.

- Xét nghiệm tim gắng sức (stress test), bao gồm: Xét nghiệm sức chịu đựng vận động (Exercise tolerance test – ETT); Xét nghiệm gắng sức hạt nhân (Nuclear stress test), Siêu âm tim gắng sức.

- Chụp động mạch vành (ghi lại hình ảnh của động mạch tim sử dụng kỹ thuật X-quang). Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định tình trạng hẹp động mạch vành tim.

Điều trị đau thắt ngực không ổn định

Thông thường, người bị đau thắt ngực không ổn định sẽ phải nằm viện để nghỉ ngơi, điều trị một vài ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ phải làm thêm một vài xét nghiệm và điều trị phòng ngừa biến chứng.

Các thuốc làm loãng máu (thuốc kháng tiểu cầu) thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực không ổn định quay trở lại. Người bệnh cần được điều trị bằng thuốc này càng sớm càng tốt, trừ khi không đủ điều kiện an toàn để dùng thuốc. Các thuốc làm loãng máu bao gồm aspirin và clopidogrel, có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở một số bệnh nhân.

Khi cơn đau thắt ngực không ổn định diễn ra, người bệnh có thể được cho dùng heparin (hoặc một loại thuốc làm loãng máu khác) và nitroglycerin. Ngoài ra, các thuốc khác bao gồm thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc an thần, thuốc ổn định nhịp tim và giảm cholesterol (chẳng hạn như 1 thuốc statin).

Nếu phát hiện ra một mạch máu bị hẹp, bác sỹ có thể chỉ định thủ thuật nong mạch hoặc đặt stent để mở động mạch cho máu lưu thông. Stent là một cấu trúc lưới bằng thép không gỉ hình ống nhỏ, nó được đặt trong động mạch để giữ cho mạch máu mở thông và cho phép dòng máu chảy qua. Stent thường được đặt sau khi nong mạch vành.

Trong một số trường hợp, người bệnh cần được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG). Tuy nhiên, phẫu thuật này còn phụ thuộc vào vị trí động mạch vành bị thu hẹp và mức độ nghiêm trọng của cơn đau thắt ngực.

Người bị đau thắt ngực không ổn định thường phải nhập viện điều trị

Người bị đau thắt ngực không ổn định thường phải nhập viện điều trị 

Tiên lượng và biến chứng sau cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực không ổn định là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nặng hơn. Tiên lượng của đau thắt ngực không ổn định cũng nặng nề không kém nếu so với nhồi máu cơ tim. Sức khỏe của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

- Vị trí và mức độ hẹp động mạch

- Tiền sử bị nhồi máu cơ tim

- Khả năng bơm máu của cơ tim đi nuôi cơ thể.

Trong trường hợp nghiêm trọng, đau thắt ngực không ổn định có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim gây đột tử..

Đau thắt ngực không ổn định có thể gây biến chứng: Loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Đau thắt ngực - Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Khi bắt đầu có các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc đột nhiên bị đau ngực không rõ nguyên nhân, hãy đi khám ngay lập tức. Nếu có các triệu chứng sau, có thể bạn cần được cấp cứu:

- Không giảm đau sau 5 phút uống nitroglycerin.

- Không hết đau sau 3 liều nitroglycerin.

- Đau ngực ngày càng nghiêm trọng.

- Đau trở lại sau khi uống nitroglycerin.

Hãy đi khám nếu bạn đang:

- Bị đau thắt ngực thường xuyên hơn

- Bị đau thắt ngực khi đang nghỉ ngơi

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

- Cảm thấy yếu, mệt hoặc mê sảng

- Tim đập rất chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc rất nhanh (trên 120 nhịp/phút) hoặc lúc nhanh, lúc chậm.

- Gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc trợ tim

- Có các triệu chứng bất thường khác.

Đau thắt ngực không ổn định có thể phòng ngừa được

Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân, đồng thời bỏ thuốc lá và luyện tập thể dục đều đặn để phòng ngừa đau thắt ngực không ổn định. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nếu bạn là người thường xuyên tiệc tùng, hãy hạn chế uống rượu/bia xuống mức thấp nhất có thể. Ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt nạc để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch – nguyên nhân gây bệnh mạch vành và đau thắt ngực không ổn định.

Bạn nên kiểm soát chặt chẽ mức huyết áp, cholesterol và đường huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa bệnh mạch vành và cải thiện tình trạng hẹp mạch vành.

Nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bạn nên tham vấn ý kiến bác sỹ về việc sử dụng aspirin hoặc các thuốc khác để ngăn chặn nhồi máu cơ tim. Aspirin (75-325 mg một ngày) hoặc các loại thuốc như clopidogrel hay prasugrel có thể giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim ở một số người.

Đau thắt ngực không ổn định là một trong những vấn đề khá thời sự hiện nay do tính chất thường gặp của nó cũng như nhiều tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị. Hàng năm ở Mỹ ước tính có tới hơn 700.000 bệnh nhân nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa bệnh mạch vành và phát hiện sớm, điều trị kịp thời đau thắt ngực không ổn định để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Xuân Thủy

http://www.nytimes.com/health

TPCN Vương Tâm Thống - Đau tim không còn là nỗi lo