Theo thống kê mới nhất của WHO, bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và tỷ lệ này cao hơn rất nhiều hơn so với các bệnh ung thư lao, phổi, sốt rét, HIV cộng lại. Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có đến hơn 1 người có nguy mắc bệnh tim mạch mà chủ yếu nguyên nhân là do hẹp mạch vành. Vậy hẹp mạch vành nguy hiểm như thế nào? Hãy để chúng tôi tìm hiểu các thông tin về bệnh thông qua bài viết sau.

Hẹp mạch vành là gì?

Hẹp mạch vành là tình trạng lòng động mạch duy nhất đến nuôi tim bị thu hẹp lại do có sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này có thể cứng lại hoặc vỡ ra, hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn toàn bộ dòng chảy của máu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp mạch vành

Nguyên nhân chính gây hẹp mạch vành là do xơ vữa động mạch gây ra. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hẹp mạch vành như: tuổi cao, huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì, tiểu đường, di truyền…

Ngoài ra, chế độ ăn uống sinh hoạt không đảm bảo cũng sẽ khiến tình trạng hẹp mạch vành tiến triển nhanh hơn, chẳng hạn như hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa từ khoai tây chiên, phô mai, xúc xích… làm tăng lượng cholesterol trong máu…

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp mạch vành.jpg

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp mạch vành

Triệu chứng của hẹp mạch vành

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh hẹp mạch vành là các cơn đau tim, đau thắt ngực. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều khi cơ thể gắng sức, gặp thời tiết lạnh, căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Triệu chứng đầu tiên thường gặp là các cơn đau đè nén hoặc bóp nghẹt lấy lồng ngực, sau đó có thể lan lên cổ, quai hàm, xuống đến cánh tay, cổ tay và ra sau lưng. Đôi khi còn kèm theo tình trạng khó thở, ho khan, mệt mỏi, bồn chồn, vã mồ hôi…

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của hẹp mạch vành.jpg

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của hẹp mạch vành

Khi gặp phải những cơn đau tim, đau ngực bất thường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp giúp cải thiện nhanh các triệu chứng và ngăn bệnh hẹp mạch vành tiến triển.

Hotline Vương Tâm Thống 0962546541

 

Điều trị bệnh hẹp mạch vành bằng nội khoa

Một số loại thuốc điều trị bệnh thường được sử dụng phổ biến là:

Thuốc làm giảm cholesterol máu

Đặc biệt là LDL–C, một loại lipoprotein tỷ trọng thấp, loại thuốc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng của cholesterol trong lòng mạch vành. Bác sĩ có thể chỉ định một trong số loại thuốc sau: Nhóm statin, fibrates, niacin

Thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê uống Aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành của bạn.

Thuốc giãn mạch giúp giảm đau thắt ngực

Các cơn đau thắt ngực trong hẹp mạch vành thường diễn ra đột ngột và bất thường, do đó lời khuyên của chuyên gia đối với người bệnh là nên sử dụng Nitroglycerin dạng xịt có tác dụng nhanh để cắt cơn đau ngực tức thì.

Thuốc hạ áp

Để giảm gánh nặng cho tim, người bệnh nên sử dụng các thuốc hạ áp. Một số nhóm thuốc hạ áp được sử dụng phổ biến như:

- Nhóm chẹn kênh calci (nifedipine, amlodipine…) vừa có tác dụng hạ áp vừa có tác dụng giảm đau thắt ngực.

- Nhóm chẹn beta giao cảm (propranolol, metaprolol…) ngoài tác dụng hạ áp còn tác dụng làm chậm nhịp tim và làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim.

- Thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril…) giúp hạ áp và ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh mạch vành.

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Bên cạnh thuốc tây y điều trị, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược tự nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn… giúp giãn mạch, chống đông máu, tăng khả năng lưu thông máu để giảm nhanh cơn đau thắt ngực, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim có thể xảy ra khi bị hẹp mạch vành.

Đã có hàng trăm ngàn người bệnh hẹp mạch vành từ nhẹ đến nặng, đã loại bỏ được những cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi thường xuyên, tránh được các biến chứng nguy hiểm và phục hồi được cuộc sống khỏe mạnh nhờ dùng sản phẩm thảo dược. Bạn hãy lắng nghe ngay chia sẻ trực tiếp từ họ trong video dưới đây để có kinh nghiệm trị bệnh cho mình:

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Điều trị bệnh hẹp mạch vành bằng ngoại khoa

- Nong mạch vành và đặt stent: thường chỉ định đối với người bệnh bị tắc hẹp mạch vành nặng (trên 70%).

- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: tạo cầu nối bắc qua những vị trí động mạch vành bị tắc hẹp. Phương pháp này được áp dụng khi nhiều đoạn mạch vành bị hẹp và đặt stent không hiệu quả

Phòng ngừa hẹp mạch vành bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bệnh hẹp mạch vành thường xuất hiện ở người cao tuổi, tuy nhiên những báo cáo gần đây cho thấy, rất nhiều trường hợp nam giới độ tuổi từ 25-35 tuổi bị đột quỵ do hẹp mạch vành. Từ diễn biến phức tạp của bệnh, các chuyên gia đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và tập luyện như sau:

- Hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh: thay đổi khẩu phần ăn tránh những thức ăn chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa như trong dầu mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, tôm, lòng đỏ trứng, các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn…

- Ăn giảm muối, hạn chế thực phẩm nhiều carbon hydrate từ mì trắng, gạo trắng…

- Tăng cường chất xơ hòa tan từ yến mạch, lúa mạch, cam quýt, dâu tây, táo, các loại đậu... Các chất xơ không hòa tan thường có trong ngũ cốc, bắp cải, củ cải đường, cà rốt, súp lơ…

- Hạn chế rượu bia, nếu có uống thì nên chọn loại rượu có lợi cho tim mạch, chẳng hạn như rượu vang đỏ và nên uống cách xa thời điểm dùng thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

- Duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống khoa học kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn với 30 phút mỗi ngày.

Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh hẹp mạch vành

Ds. Đặng Văn Hùng

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/diagnosis-treatment/drc-20350619

https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease#risks

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-disease-coronary-artery-disease#1