Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Bạn có biết, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm tới 73% nguy cơ xảy ra biến cố nguy hiểm. Vậy người bệnh mạch vành cần ăn gì? Thông tin trong bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn.

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành cần tăng cường hoa quả, rau xanh

Trong bất kỳ chế độ ăn uống khoa học nào, trái cây và rau xanh luôn là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu. Đó là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào mà không gì có thể thay thế được. Không chỉ vậy, rau xanh và trái cây còn chứa rất ít chất béo, calo và muối… là những thành phần cần hạn chế trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành.

Ngũ cốc – thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Hãy chọn ngũ cốc nguyên chất (chưa tách vỏ) thay vì hạt ngũ cốc tinh chế. Cụ thể thay vì cơm trắng, bánh mì trắng… người bệnh mạch vành nên ăn gạo lứt, ngô lứt, bánh mỳ đen, các loại đậu… Những thực phẩm này có hàm lượng vitamin B, sắt và chất xơ cao rất tốt cho sức khỏe.

Ngũ cốc chưa tinh chế tốt cho người bệnh mạch vành

Ngũ cốc chưa tinh chế tốt cho người bệnh mạch vành

Người bệnh mạch vành cần b sung protein như thế nào?

Thịt nạc trắng (cá biển, thịt gia cầm bỏ da, hải sản), đậu Hà Lan, đậu lăng, nấm, sữa tách béo… là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho người bệnh mạch vành. Các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt lợn… chứa rất nhiều đạm nhưng bạn cần hạn chế đưa vào chế độ ăn, bởi chúng rất giàu cholesterol – thành  phần tham gia vào quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa mạch vành.  

Thực phẩm bổ sung chất béo trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thúc đẩy mảng xơ vữa phát triển trong lòng mạch, làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh mạch vành sớm có một chế độ ăn lành mạnh:

- Kiểm soát lượng chất béo chỉ nên duy trì khoảng 25 – 35% tổng lượng calo hằng ngày.

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chính là các chất béo có nguồn gốc động vật như bơ, pho mát, sữa nguyên kem, mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ… và chất béo chuyển hóa có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, bánh quy, pizza…

- Ăn ít hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày (trung bình 1 lòng đỏ trứng có chứa 184 mg cholesterol)

- Ưu tiên lựa chọn bơ, dầu thực vật thay thế mỡ động vật, nhưng bạn cũng không nên sử dụng quá 5 – 8 muỗng cà phê (tương đương 25 – 40ml) dầu thực vật mỗi ngày.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành từ thảo dược

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim. Tuy nhiên, người bệnh mạch vành cần lựa chọn cho mình loại sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt. Đó chính là những sản phẩm có chứa các thảo dược giúp giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường tưới máu cho tim và ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, chẳng hạn như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm… Thực tế, có rất nhiều người bệnh mạch vành đã cải thiện sức khỏe nhờ những sản phẩm như vậy.

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thảo dược chữa bệnh mạch vành hiệu quả.

Lưu ý khác trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng như nước giải khát, bánh kẹo ngọt…

- Ăn ít hơn 2,3 g natri mỗi ngày (tương đương 5 mg muối ăn). Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối như thịt hộp, cá hộp, cà muối, dưa muối…

- Hạn chế uống quá nhiều rượu bia: phụ nữ chỉ nên uống không quá 1 ly và nam giới không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày.

Chỉ với chế độ ăn uống thôi là chưa đủ để bạn có thể đối phó với bệnh mạch vành cùng những biến chứng nguy hiểm của nó. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần lên kế hoạch luyện tập thể dục thể thao hợp lý và lựa chọn cho mình những sản phẩm hỗ trợ điều trị tim mạch phù hợp. Đó chính là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh mạch vành trong tương lai.

Ds. Lê Lương

Tham khảo

https://medlineplus.gov/ency/article/002436.htm

http://www.world-heart-federation.org/cardiovascular-health/cardiovascular-disease-risk-factors/diet/