Sử dụng thuốc mới chỉ là điều kiện cần để kiểm soát huyết áp cao, một điều kiện đủ quan trọng mà tất cả các bác sỹ đều khuyên bạn đó chính là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy người bệnh tăng huyết áp nên ăn gì, uống gì để huyết áp luôn ổn định. Những thực phẩm vàng được nói đến trong bài viết dưới đây chính là đáp án mà bạn đang tìm kiếm.
Người bị tăng huyết áp nên ăn gì?
Rau xanh
Rau xanh là nguồn bổ sung acid folic và kali rất dồi dào, trong đó việc bổ sung kali sẽ thúc thẩy quá trình đào thải muối và nước trong cơ thể qua đường tiểu, giúp làm giảm khối lượng tuần hoàn và hạ huyết áp. Những loại rau xanh có chứa hàm lượng kali cao, bao gồm rau cải xoăn, cần tây, rau diếp, súp lơ…
Việt quất
Trái việt quất rất giàu flavonoid. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition vào năm 2011, bổ sung flavonoid thường xuyên có thể ngăn ngừa chứng tăng huyết áp hiệu quả. Ngoài việt quất, bạn có thể dùng các loại quả mọng khác như nho đen, mâm xôi… cũng cho hiệu quả tương tự.
Người bệnh tăng huyết áp nên ăn trái việt quất
Bạn muốn được tư vấn về chế độ ăn uống và phương pháp điều trị tăng huyết áp hiệu quả? Hãy liên hệ ngay đến tổng đài - zalo 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Củ cải đỏ
Hoạt chất oxit nitric (NO) trong củ cải đỏ có tác dụng thư giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 cũng đã chứng minh, tác dụng hạ áp của nước ép củ cải đỏ: chỉ sau 4 tuần, huyết áp trung bình đã giảm 8/4 mmHg. Tác dụng hạ áp cũng thấy ngay trong vòng 24 giờ sau khi người bệnh uống 250 ml nước ép củ cải đỏ.
Sữa chua và sữa tách béo
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những phụ nữ ăn ít nhất 5 phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đây cũng là nguồn bổ sung canxi hoàn hảo cho bạn.
Cá biển
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu chứa một loại axit béo rất tốt cho tim mạch đó chính là omega 3. Nhiều nghiên cứu cho thấy, omega 3 có tác dụng hạ áp, chống viêm và làm giảm nồng độ triglycerid trong máu. Ngoài ra, trong cá biển còn chứa vitamin D vốn được coi là một hormon có tác dụng chống tăng huyết áp. Chính vì vậy, chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng kích thích cơ thể giải phóng NO gây giãn mạch, hạ áp. Sử dụng tỏi làm gia vị thêm vào các món ăn cũng sẽ giúp bạn cắt giảm bớt lượng muối ăn hằng ngày. Nếu không sợ mùi của tỏi, bạn có thể ăn trực tiếp 1 – 2 nhánh vào mỗi sáng.
Sô cô la đen
Ca cao trong sô cô la đen giúp cải thiện chức năng nội mô và làm giảm huyết áp, điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu của Đại học Wageningen (Hà Lan) khi cho những người tình nguyện ăn 100g sô cô la đen mỗi ngày.
Yến mạch
Chất xơ beta - glucan trong yến mạch có tác dụng làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đây cũng là nguồn bổ sung chất xơ hòa tan rất tốt cho cơ thể, giúp ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol qua đường tiêu hóa.
Hạt dẻ cười
Những người thường xuyên bổ sung 1 phần hạt dẻ cười mỗi ngày có tác dụng làm giảm mỡ máu, nhịp tim và huyết áp tâm thu trung bình. Người bị huyết áp cao nên ăn 1 phần hạt dẻ cười mỗi ngày (tương đương với lượng hạt có kích thước bằng nắm đấm tay của bạn).
Chuối
Cũng như các loại rau xanh, chuối rất giàu kali giúp tăng cường đào thải muối và nước dư thừa trong cơ thể. Bạn có thể kết hợp chuối cùng yến mạch để tạo nên bữa sáng dinh dưỡng hằng ngày.
Người bị tăng huyết áp nên uống gì?
- Nước ép cần tây: Các hoạt chất trong cần tây có tác dụng giãn mạch, giảm nhịp tim và hạ lipid máu mà không làm ảnh hưởng đến huyết áp của người bình thường. Do đó, người bệnh có thể dùng nước ép cần tây để thay thế 1 phần nước uống hằng ngày mà không phải lo lắng về tác dụng hạ áp quá mức.
Người bệnh tăng huyết áp nên uống nước ép cần tây
- Nước ép lựu: Uống 1 ly mỗi ngày giúp làm giảm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bạn chỉ sau 4 tuần. Trong nước ép lựu còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol giúp bảo vệ mạch máu và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
- Nước chè xanh: Uống nước chè xanh thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ huyết áp cao đến 40%. Ngoài ra các flavonoid trong lá trà xanh còn có tác dụng phòng ngừa đột quỵ - một trong những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.
- Nước dừa: Nước dừa có chứa nhiều kali, acid lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, ổn định chỉ số mỡ máu. Với hàm lượng đường thấp, đây là thức uống giải khát rất lý tưởng cho người bệnh huyết áp cao có mắc kèm bệnh tiểu đường.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết người bệnh tăng huyết áp nên ăn gì, uống gì để huyết áp luôn được ổn định. Ngay từ bây giờm, bạn hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học nhất để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu.
Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người bị huyết áp cao
Huyết áp cao là bao nhiêu? - Cách xử trí huyết áp tăng cao kịch phát
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/foods-good-for-high-blood-pressure#takeaway
------------------------------