Cao huyết áp là bệnh tim mạch khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Ngày nay, với lối sống thiếu khoa học thì bệnh đang có xu hướng ngày một trẻ hóa. Thế nhưng nhiều người vẫn còn khá mơ hồ không rõ huyết áp cao là bao nhiêu cùng cách xử trí đúng khi huyết áp tăng cao kịch phát. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tim mạch sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp cao là tình trạng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch lớn hơn mức giới hạn cho phép. Theo tiêu chuẩn của Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (JNC7), một người được chẩn đoán là huyết áp cao khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Trong đó chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn đo được khi tim co bóp, và chỉ số huyết áp tâm trương thấp hơn đo được lúc tim nghỉ giữa các nhịp đập. Đơn vị đo là huyết áp là milimet thủy ngân.

Năm 2017, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ACC/AHA đã đưa ra mức chẩn đoán thấp hơn là huyết áp tâm thu từ 120 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên đã được coi là tăng huyết áp để người bệnh cần được điều trị sớm ngay từ giai đoạn này.

Bảng chẩn đoán huyết áp cao theo JNC7 và ACC/AHA 2017

Cách xử trí khi huyết áp tăng cao kịch phát

Khi huyết áp tăng cao kịch phát (≥180/110mmHg), bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu dữ dội, bốc hỏa, chóng mặt, ù tai, mắt đỏ, chảy máu cam, ngứa ran lòng bàn tay, bàn chân… Khi gặp những triệu chứng này bạn cần xử trí đúng cách để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản mà bạn cần nắm rõ:

- Nghỉ ngơi ngay tại chỗ, thả lỏng cơ thể, không di chuyển mạnh vì có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.

- Sử dụng thuốc hạ áp đã được bác sỹ kê toa trước đó. Nếu có máy đo huyết áp hãy đo lại chỉ số ngay tại thời điểm này.

- Người thân chú ý không hỏi han nhiều, gây tiếng ồn vì sẽ làm người bệnh thêm lo lắng, căng thẳng khiến huyết áp càng đẩy lên cao.

- Tránh cho người bệnh uống các đồ uống có đường vì sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn nữa.

- Đo lại huyết áp, nếu thấy các chỉ số vẫn chưa hạ cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp

Dùng thuốc

Huyết áp có thể được hạ xuống nhanh chóng bằng thuốc, tuy nhiên bạn không được tự ý dùng thuốc hạ áp mà chưa có đơn của bác sỹ. Một số nhóm thuốc thông dụng được dùng trong điều trị cao huyết áp là:

- Thuốc lợi tiểu: furosemiid, amiloriid, thiaziide…

- Thuốc chẹn kênh canxi: amlodipiine, nifedipiine, verapamiil…

- Thuốc ức chế men chuyển: captopril, enalapriil, lisinopriil…

- Thuốc chẹn beta giao cảm: metoprollol, propranollol, acebutollol…

- Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: losarttan, telmiisartan, valsarttan…

- Thuốc hạ áp tác động lên thần kinh trung ương: methylldopa, reserpiin, cloniidin…

- Thuốc an thần: như Diiazepam nếu người bệnh lo âu, căng thẳng nhiều.

Tùy từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ áp mới đạt được chỉ số hạ áp như mong muốn. Trong trường hợp tăng huyết áp kịch phát, bạn cần phải dùng đến thuốc hạ áp tác dụng nhanh dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi.

Thuốc hạ áp chỉ được dùng khi có đơn kê của bác sỹ

Thuốc hạ áp chỉ được dùng khi có đơn kê của bác sỹ

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ hạ áp

Dùng thuốc hạ áp dài ngày có thể gia tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc, đó cũng chính là lý do mà nhiều người phải thay đổi thuốc nhiều lần mới tìm được loại thuốc hạ áp phù hợp. Để hạn chế nguy cơ này, chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn nên sử dụng kết hợp thêm những sản phẩm hỗ trợ như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống chứa các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… giúp giãn mạch, hạ áp và phòng ngừa biến chứng huyết áp cao về lâu dài mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Điều chỉnh lối sống – liệu pháp ổn định huyết áp dài hạn

Điều chỉnh lối sống chính là biện pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc mà tất cả người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện sớm, thậm chí là ngay từ giai đoạn tiền tăng huyết áp.

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn ít hơn 6 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê muối); tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; giảm bớt các món chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn…

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: Ăn kiêng hợp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên để đảm bảo cân nặng hợp lý, mục tiêu vòng bụng ở nữ dưới là dưới 80 cm và nam giới là dưới 90 cm.

- Hạn chế uống nhiều rượu bia; tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào…

- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, các bài tập như đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe… rất thích hợp với người có huyết áp cao.

- Tránh tắm đêm sau 22 giờ.

- Đo huyết áp hằng ngày, thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Qua bài viết trên, bạn đã có cho mình đáp án “huyết áp cao là bao nhiêu” và những lưu ý để kiểm soát huyết áp trong giới hạn an toàn. Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh huyết áp cao của mình, bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0962.546.541 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ hạ áp Vương Tâm Thống

Ds. Lê Hương

Nguồn tham khảo:

https://www.heart.org/-/media/data-import/downloadables/pe-abh-what-is-high-blood-pressure-ucm_300310.pdf