Van hai lá được ví như “cánh cửa” nằm giữa nhĩ trái và thất trái, có nhiệm vụ giúp dòng máu di chuyển một chiều từ nhĩ xuống thất và đóng kín buồng tâm thất khi máu được bơm vào hệ thống tuần hoàn. Vì một số nguyên nhân mà van hai lá hoạt động không bình thường, nó không thể đóng chặt khiến dòng máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ trong thì tâm thu, gây hiện tượng thiếu máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể và làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh hở van hai lá.
Phân loại mức độ bệnh hở van hai lá
Dựa vào tỷ lệ hở của van, người ta phân chia hở van hai lá thành 4 mức độ khác nhau:
Tỷ lệ hở van |
Mức độ |
Điều trị |
Hở van 2 lá 1/4 (tỷ lệ hở 20 %) |
Nhẹ |
Dùng thuốc nếu xuất hiện triệu chứng |
Hở van 2 lá 2/4 (tỷ lệ hở 20 – 40 %) |
Trung bình |
|
Hở van 2 lá 3/4 ( hở > 40%) |
Vừa |
Các triệu chứng còn nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc, và theo dõi, kiểm tra định kỳ. |
Hở van hai lá 4/4 ( Hở van hoàn toàn) |
Nặng |
Xuất hiện các triệu chứng rầm rộ, nặng hơn cần phẫu thuật sửa van, hoặc thay van |
Hở van hai lá – đâu là nguyên nhân?
Các nguyên nhân có thể dẫn đến hở van hai lá bao gồm:
- Khuyết tật bẩm sinh: một số đứa trẻ sinh ra đã có các dị tật trong tim như van hai lá hình dù, nứt kẽ lá trước của van hai lá do tình trạng thông liên nhĩ lỗ thứ nhất.
- Sa van hai lá: do các lá van và dây chằng hỗ trợ các van hai lá bị suy yếu, khi thất trái co, các lá van bị phồng lên sa vào nhĩ trái.
- Dây chằng van tim bị tổn thương: Các chấn thương vùng ngực hay tuổi tác càng cao khiến cho dây chằng van tim có thể bị kéo căng, hoặc rách.
- Viêm nội tâm mạc: Nhiễm trùng màng tim có thể gây tổn thương đến van hai lá.
- Thấp tim: là một biến chứng của viêm họng do nhóm vi khuẩn streptococcus không được điều trị, tạo sẹo trên các lá van.
- Nhồi máu cơ tim: có thể gây ảnh hưởng đến vùng cơ tim hỗ trợ van hai lá.
- Một số nguyên nhân khác: Huyết áp cao hoặc dùng một số loại thuốc có chứa ergotamine để điều trị chứng đau nửa đầu.
Triệu chứng thường gặp của hở van hai lá
Triệu chứng của hở van hai lá rất đa dạng, mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh, các biểu hiện có thể xuất hiện bao gồm:
- Khó thở, đặc biệt xảy ra khi gắng sức hoặc khi nằm.
- Đau thắt ngực xuất hiện khi lượng máu về động mạch vành bị suy giảm.
- Mệt mỏi, đặc biệt trong thời gian hoạt động liên tục.
- Có hiện tượng phù ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Nhịp tim nhanh, có hiện tượng trống ngực, hồi hộp.
- Mỏm tim đập mạnh và lệch trái, nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, lan ra nách.
- Có thể có ho khan dai dẳng.
- Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm
Khó thở là một triệu chứng điển hình của hở van hai lá
Sử dụng sớm Tpcn Vương Tâm Thống sẽ giúp bạn giảm đi các dấu hiệu đau ngực, khó thở, mệt mỏi... do hở van 2 lá gây ra, phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim sau này. Hãy liên hệ số 0962 546 541 để được biết thêm thông tin chi tiết.
Hở van hai lá có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp bị hở van hai lá trong nhiều năm liền nhưng không hề có một dấu hiệu gì của bệnh, chỉ đến khi mức độ hở van nặng hơn, các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng, đột ngột và rầm rộ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, họ mới ý thức được bệnh tình của mình.
Khi van tim hở nặng và không được can thiệp kịp thời, rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: suy tim do tim phải tăng cường làm việc để bơm đủ máu đi nuôi cơ thể; đột quỵ não do cục máu đông; rối loạn nhịp tim; nhồi máu cơ tim; tăng áp lực động mạch phổi;…
Chẩn đoán hở van hai lá
Để chẩn đoán hở van hai lá, bác sỹ sẽ dựa vào tiền sử gia đình, sau đó nghe tim để phát hiện tiếng thổi tâm thu do sự bất thường của máu khi đi qua van tim. Ngoài ra bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiên một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng hở van hai lá như: siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X – quang ngực, MRI tim, chụp CT tim,…
Các phương pháp điều trị hở van hai lá
Điều trị hở van hai lá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mục tiêu nhằm cải thiện chức năng tim, giảm đi các biểu hiện bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.
Thay đổi lối sống giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh hở van hai lá
- Tạo cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu, bia và các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối, ngũ cốc tinh chế,…tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá và các loại hạt trong các bữa ăn.
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, vừa với sức lực của mình; tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Kiểm soát huyết áp, cân nặng, khám định kỳ thường xuyên.
Sử dụng thuốc điều trị hở van hai lá
Thuốc không có tác dụng sửa chữa những biến dạng của van hai lá, nhưng nó có vai trò làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, chống loạn nhịp tim, một số thuốc điều trị tăng huyết áp,…
Sản phẩm hỗ trợ điều trị hở van hai lá
Hiện nay việc kết hợp giữa tây y và đông y đang là xu hướng mới, được áp dụng rộng rãi để điều trị và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do bệnh hở van tim. Các thảo dược điển hình thường được sử dụng đó là Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Đan sâm, Natokinase… với tác dụng giãn mạch, hoạt huyết thúc đẩy máu lưu thông qua van tốt hơn, góp phần làm chậm tiến triển của bệnh hở van hai lá, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng huyết khối, suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hiện nay, tất cả các thảo dược quý trên đã được nghiên cứu kết hợp với nhau để đưa vào những sản phẩm dạng viên uống nhằm hỗ trợ điều trị dành cho người bệnh hở van hai lá. Lắng nghe chia sẻ của những người đã trị dứt đau ngực do bệnh hở van 2 lá nhờ kết hợp dùng thuốc tây và sản phẩm thảo dược:
Các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh hở van hai lá
Phẫu thuật sửa hay thay thế van tim sẽ được chỉ định trong trường hợp hở van quá nặng, và việc sử dụng thuốc không đạt được nhiều kết quả như mong muốn.
Phẫu thuật sửa van hai lá: Sửa van hai lá nhằm bảo tồn van khi đã bị biến dạng. Các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ những mép van thừa, vôi hóa để van hai lá có thể khép chặt.
Thay van tim hai lá: Nếu van hai lá bị tổn thương quá nặng không thể tiến hành thủ thuật sửa chữa van, người bệnh sẽ được chỉ định thay thế bằng van cơ học hay van sinh học. Van cơ học, làm từ kim loại, bền nhưng có nguy cơ tạo thành cục máu đông vì vậy người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông như warfarin (Coumadin, Jantoven) để ngăn ngừa huyết khối. Còn các van sinh học là các van được lấy từ lợn, bò hoặc người hiến tặng. Mặc dù nguy cơ gây hình thành cục máu đông của nó ít hơn so với van cơ học, nhưng chúng có một nhược điểm đó là thoái hóa theo thời gian, nên thường dùng cho người lớn tuổi.
Hở van hai lá tuy là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu biết cách điều trị tốt, mọi người vẫn có thể sống khỏe, đồng thời phòng tránh được nguy cơ tiến triển của bệnh suy tim sau này.
DS Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/diagnosis-treatment/treatment/txc-20121981