Bạn có biết rằng, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành và hẹp/hở van tim chiếm tới 70% trên tổng số các ca bệnh lý tim mạch khác. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong điều trị cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh.

Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về bệnh, cùng những cách điều trị tối ưu nhất hiện nay, nhãn hàng Vương Tâm Thống hân hạnh tài trợ cho chương trình giao lưu trực tuyến qua chủ đề: “Bệnh mạch vành, hẹp/hở van tim - Giải pháp điều trị và ngăn biến chứng” với sự tham gia của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Thi - Nguyên Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa C9, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Dưới đây là một số hỏi – đáp xoay quanh vấn đề bệnh có trong chương trình:

1. Đau thắt ngực có phải triệu chứng bệnh mạch vành không?

Câu hỏi từ bạn Nguyễn Văn: Tôi có người nhà bị đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực cứ như ai đó bóp chặt, đè nén với một áp lực rất lớn. Bác sĩ cho tôi hỏi, triệu chứng như vậy có phải bị bệnh mạch vành không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi giải đáp:

Ở vùng ngực có rất nhiều bộ phận chẳng hạn như tim, phổi, xương, cơ, thần kinh... Do vậy rất khó để chúng tôi có thể biết được nguyên nhân gây đau ngực của bạn là gì? Nhưng có thể quy cho bệnh tim nếu hiện tượng đau ngực của bạn chỉ khu trú ở tim. Và bệnh về tim cũng có rất nhiều dạng, vì vậy bạn cần phải xác định xem cơ tim, mạch vành của mình có bị tổn thương hay không? Bệnh mạch vành chỉ là một trong số rất nhiều bệnh của tim. Do đó, bạn cần tới chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác căn nguyên gây nên cơn đau ngực của mình là gì, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.

2. Hẹp mạch vành tới 30, 50, 70%, kèm đái tháo đường, huyết áp cao đã cần phẫu thuật chưa?

Câu hỏi từ bạn Thu Hương: Mẹ tôi năm nay 67 tuổi, ngày 20/6/2017, mẹ tôi có chụp động mạch vành, kết luận hình ảnh xơ vữa gây hẹp mạch vành với 3 nhánh tắc hẹp lần lượt là LM 30%, LAD1 50%, LAD2 70%. Vậy mẹ tôi đã cần phải can thiệp phẫu thuật chưa? Có thể uống Vương Tâm Thống nếu chưa phẫu thuật không vì mẹ tôi đang uống thuốc điều trị tăng huyết áp (145/85), tiểu đường (7.0) và thuốc hạ mỡ máu. Nếu có thì mẹ tôi phải uống thuốc trong thời hạn bao lâu thì mới giảm hẹp động mạch vành?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi giải đáp:

Với những người bệnh mạch vành có kèm theo các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường như mẹ bạn thường sẽ có nhiều biến chứng nặng. Tuy nhiên rất may cho mẹ của bạn khi mắc chứng bệnh này nhưng chưa xuất hiện biến chứng. Mẹ bạn có hẹp cả ba động mạch vành, thì tốt nhất mẹ bạn nên đến bệnh viện để chúng tôi thực hiện việc thông động mạch vành, bơm cản quang, chụp động mạch vành, sau đó mới có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất.

Hiệu quả của thuốc điều trị thì cũng tùy từng người, muốn chắc rằng mảng xơ vữa đã giảm bớt được hay không thì cần đánh giá hiệu quả từ trên nửa năm sử dụng thuốc. Hiện tại, chỉ số huyết áp, đường huyết của mẹ bạn vẫn chưa ổn định, mẹ bạn cần phải kiên trì sử dụng thuốc tây để đưa các chỉ số này về mức bình thường. Và mẹ bạn cũng cần xác định sẽ phải dùng những thuốc này thường xuyên, liên tục suốt đời.

Đối với sản phẩm Vương Tâm Thống, đây là một sản phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh tim mạch, có chứa những thảo dược Bồ Hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm giúp giãn mạch, vững bền thành mạch, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

Chia sẻ từ người bệnh mạch vành sử dụng Vương Tâm Thống có cải thiện tốt

3. Đặt stent có cần phải uống thuốc chống đông máu suốt đời không?

Câu hỏi từ bạn Huế: Bác sĩ cho tôi hỏi có phải đặt stent sẽ phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời không? Tôi rất sợ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc lâu dài. Hiện tại mạch vành của tôi đang hẹp khoảng 70%, xin hỏi tôi có nhất thiết phải can thiệp đặt stent ngay không?Đặt stent có gặp biến chứng gì không?                          

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi giải đáp:

Hẹp động mạch vành 70% có triệu trứng thì cần can thiệp y khoa, có thể chỉ cần nong bóng, nếu động mạch nong được ra thì không cần đặt stent. Có rất nhiều loại stent chẳng hạn như: stent phủ thuốc, không thuốc, tự tiêu, sinh học và có loại stent không cần dùng thuốc chống đông suốt đời. Vì vậy, việc bạn có phải dùng thuốc chống đông suốt đời hay không còn tùy thuộc vào loại stent mà bạn đặt.

Can thiệp đặt stent có nguy cơ gây ra biến chứng vì phải đưa ống thông vào lòng mạch, cho bóng vào để nong mạch. Điều này có thể kích thích tim gây nhịp nhanh hoặc rối loạn nhịp, có thể gây phình, tách động mạch, chảy máu động mạch dẫn đến tử vong. Khả năng gặp phải biến chứng còn tùy vào vị trí hẹp. Để ngăn ngừa biến chứng, bác sỹ sẽ cần chuẩn bị sẵn các phương tiện máy móc, phán đoán xem bệnh nhân có thể có những triệu trứng gì để chuẩn bị trước và có hướng xử trí kịp thời, phù hợp.

Sau khi đặt stent còn tùy thuộc vào người bệnh, đối với những bệnh nhân bị đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp thì sẽ cần cho thêm thuốc để kiểm soát những triệu chứng này, và người bệnh cũng cần loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch vành như hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia, ăn những loại thực phẩm nhiều cholesterol...

4. Phẫu thuật thay van tim lần 2 nên sử dụng van cơ học hay van sinh học?

Câu hỏi từ bác Đinh Ngọc Nhàn: Tôi bị hẹp/ hở van tim và đã phẫu thuật thay van tim sinh học năm 2014. Hiện tại tôi không phải sử dụng thuốc chống đông máu. Như tôi biết thời gian tối đa của van tim sinh học là 10 - 15 năm. Vậy nếu lần thứ 2 phẫu thuật tôi nên thay van cơ học hay sinh học? Mỡ máu tôi khá cao, tôi nên điều trị và ăn uống như nào để duy trì lượng mỡ máu phù hợp, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm?.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi giải đáp:

Khi van tim không đảm nhiệm chức năng thì cần phải thay van mới. Van tim dùng để thay thế có 4 loại chính: van tự thân (van sinh học), van đồng loại (van hiến tặng); van nhân tạo gồm van cơ học và van sinh học. Quyết định thay van cơ học hay sinh học phụ thuộc vào tuổi, giới tính, tình trạng bệnh, có gần bệnh viện mổ tim không, khả năng kinh tế như thế nào và bệnh nhân có muốn sinh con hay không...?

Theo khuyến cáo của WHO, van cơ học thích hợp dùng cho nam giới, trên 55 tuổi do họ không có chu kỳ kinh nguyệt, không phải sinh đẻ, nên có thể sử dụng thuốc chống đông kéo dài. Van sinh học thì không phải dùng thuốc chống đông kéo dài nhưng lại gặp một nhược điểm đó là dễ bị thoái hóa. Với trường hợp bệnh nhân này, nếu van sinh học bị hỏng thì việc thay thế van gì còn phụ thuộc vào tiến triển của bệnh, hoàn cảnh kinh tế, khả năng tái khám, theo đuổi thuốc điều trị và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của bác sĩ. Với bác, có lẽ đã nhiều tuổi nên mới có rối loạn mỡ máu và việc sử dụng thuốc nào sẽ phụ thuộc vào thành phần mỡ máu nào tăng, rất tiếc bác không ghi rõ các chỉ số mỡ máu ở đây, do vậy, bác nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ điều trị cho bác để dùng thuốc nếu cần thiết. Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường tập luyện thể dục thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì.

Chương trình giao lưu trực tuyến về bệnh mạch vành, hẹp hở van tim

5. Hở van hai lá 1,5/4, hở van động mạch chủ 1,5/4 kèm huyết áp cao có nguy hiểm không?

Câu hỏi từ bác Thanh Hiền: Tôi năm nay 71 tuổi, huyết áp của tôi thỉnh thoảng bị tăng cao, uống thuốc vào thì lại bị tụt quá mức. Gần đây tôi thường xuyên bị mệt, đi khám bác sĩ nói bị thiếu máu cơ tim, hở van 2 lá 1.5/4, hở van động mạch chủ 1.5/4. Bác sĩ cho thuốc uống nhưng không thấy đỡ, tim thỉnh thoảng vẫn bị đau nhói, đập bùm bụp. Mấy ngày nay tôi rất mệt và khó chịu. Bệnh của tôi nguy hiểm không, có thuốc gì để chữa khỏi hoàn toàn không? Tôi có thể sử dụng Vương Tâm Thống được không?

PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi giải đáp:

Tất cả những triệu chứng của bác rất điển hình với bệnh thiếu máu cơ tim, hở van tim. Bác bị hở van 2 lá và hở van động mạch chủ chủ 1,5/4 là do tuổi của mình đã cao dẫn đến tình trạng thoái hóa van tim. Theo kinh nghiệm của tôi thì trước mắt bác chỉ cần điều trị thuốc nội khoa chứ chưa cần thiết phải phẫu thuật. Còn tim của bác hay đập bùm bụp có thể là do bác bị rối loạn nhịp tim. Bác nên tới bệnh viện kiểm tra xem nguyên nhân hở van tim là do đâu, mạch vành của bác hẹp tới  mức độ nào rồi, rối loạn nhịp tim đã cần phải đốt điện tim chưa? Bệnh của bác nên trao đổi với bác sĩ để có thể chuyển lên tuyến trên thăm khám. Còn nếu huyết áp của bác vẫn chưa ổn định, bác nên thường xuyên khám để xác định liều phù hợp nhất với mình.

Bác hoàn toàn có thể sử dụng Vương Tâm thống để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bởi vì trong thành phần của Vương Tâm Thống có chứa những thảo dược Bồ hoảng, Đỏ ngọn, Đan sâm tốt cho tim mạch. Các thảo dược này có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu qua van tới nuôi cơ tim, nhờ đó cải thiện các triệu chứng bác đang gặp phải đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh hở van tim, thiếu máu cơ tim.

Giải đáp trực tiếp của PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi về bệnh mạch vành, hẹp/hở van tim qua video:

Hẹp mạch vành 70% có cần phẫu thuật không?

Bệnh mạch vành có phải dùng thuốc cả đời không?

Bệnh mạch vành, suy vành có nguy hiểm không? Có dẫn đến nhồi máu cơ tim không?

Sau mổ bắc cầu động mạch cần ăn uống như thế nào?

Hở van 2 lá, 3 lá uống thuốc tây điều trị không thấy đỡ nên làm gì?

DS. Cao Thủy