Bệnh mạch vành được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất về tim mạch vì nó là nguyên nhân của hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Trong điều trị bệnh mạch vành, ngoài việc thay đổi lối sống thì cần cần phải dùng thuốc trong thời gian dài, từ năm này qua năm khác. Do vậy, để có hiệu quả điều trị cao nhất, đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc thì người bệnh cần có một số lưu ý nhất định.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành

Thuốc giãn mạch có tác dụng mở rộng mạch máu, làm tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, vì vậy giúp tăng lượng máu đến các cơ tim. Trong các thuốc giãn mạch thì Nitroglycerin được sử dụng phổ biến nhất.- Thuốc không nên sử dụng trong trong các trường hợp: bệnh nhân bị thiếu máu nặng, tăng áp lực nội sọ và đang dùng các thuốc khác như: avanafil, riociguat, sildenafil, tadalafil, vardenafil…

- Cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn dự định mang thai, đang có thai hoặc cho con bú; có tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh tim mạch…

- Cách sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao: Không nhai, nhậm hoặc nghiền nát viên thuốc. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu của cơn đau ngực, sau đó ngồi nghỉ ngơi tại chỗ, cách 5 phút, có thể sử dụng thêm một liều nhưng không sử dụng quá 3 viên trong 15 phút. Sau khoảng thời gian đó cơn đau vẫn tiếp tục thì bạn sẽ phải cần đến sự trợ giúp ý tế ngay lập tức. Nếu dùng các thuốc này để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực thì nên sử dụng trước khi thực hiện các hoạt động thể chất khoảng 5 cho tới 10 phút.

- Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải là nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, mờ mắt, da đỏ bừng, ngứa ran, tăng tiết dịch vị, hạ huyết áp… Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ sẽ cao hơn nếu bạn có sử dụng rượu do vậy cần tránh sử dụng.

Sử dụng Tpcn Vương Tâm Thống kết hợp với thuốc điều trị, giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc bệnh mạch vành. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962 546 541 để được tư vấn tốt nhất.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành cần có những lưu ý nhất định

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành cần có những lưu ý nhất định

Thuốc hạ cholesterol máu cần dùng cho đúng cách

Các thuốc hạ cholesterol máu sẽ làm chậm sự tích tụ chất béo trong động mạch vành và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong điều trị bệnh mạch vành chủ yếu sử dụng nhóm Statin bao gồm Atrorvastain (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor), Simvastatin (Zocor)

-  Các thuốc này chuyển hóa mạnh qua gan và có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi do vậy không nên sử dụng trong trường hợp người bệnh có bệnh gan, phụ nữ có thai và cho con bú. Người bệnh cũng cần lưu ý tới các biện pháp ngừa thai để tránh mang thai ngoài ý muốn trong thời gian sử dụng các loại thuốc này.

-  Không pháp vỡ hoặc nghiền nát viên thuốc trước khi dùng. Thuốc nên uống một liều duy nhất xa bữa ăn tại cùng một thời điểm trong ngày.- Trong trường hợp bạn quên uống thuốc trong thời gian lớn hơn 12 giờ tính từ thời điểm phải dùng thuốc thì nên bỏ qua liều đó và tiếp tục sử dụng thuốc vào ngày hôm sau chứ không nên uống bù.

- Các tác dụng phụ thường gặp: Mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan, rối loạn chức năng thần kinh…

- Tránh sử dụng rượu, các loại trái cây có múi (đặc biệt là bưởi) và những thức ăn có hàm lượng chất béo và cholesterol cao vì chúng có thể giảm hiệu quả điều trị của thuốc và tăng nguy xuất hiện các tác dụng phụ.

- Trong thời gian sử dụng thuốc nên thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên.

Thuốc giảm gánh nặng cho tim khi mạch vành bị tắc hẹp

Các thuốc giảm gánh nặng cho tim bằng cách làm chậm nhịp tim và giảm lực co bóp cơ tim đặc biệt là trong khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động thể chất. Trên lâm sàng các bác bác sĩ thường chỉ định nhóm chẹn beta giao cảm, bao gồm các thuốc như Atenolol (Tenormin), Metopronol (Lopressor, Topro)…

- Không nên sử dụng các thuốc này trong trường hợp nhịp tim chậm, block nhĩ thất hoàn toàn, hội chứng nút xoang, suy tim nặng… và cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bệnh mắc kèm, đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc.

- Nếu bạn cần phải có bất  bất kỳ can thiệp phẫu thuật nào thì bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc tạm dừng sử dụng các thuốc này.

- Các tác dụng phổ biến mà bạn có thể gặp phải là chóng mặt, mệt mỏi, nhầm lẫn, hay quên, khó ngủ, cảm giác lạnh ở bàn tay và bàn chân, đau bụng, tiêu chảy, tim đập chậm, loạn nhịp.

- Thuốc có thể làm giảm chú ý và khả năng phản ứng của cơ thể. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý nếu bạn phải lái xe hoặc làm các công việc khác đòi hỏi sự tỉnh táo và cảnh giác. Rượu có thể làm tăng buồn ngủ và chóng mặt trong thời gian sử dụng thuốc nên cần tránh sử dụng.

- Không nên ngừng thuốc đột ngột vì điều này có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn xấu hơn.

Rượu làm tăng các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh mạch vành

Rượu làm tăng các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh mạch vành

Để phòng nhồi máu cơ tim, không thể thiếu thuốc chống đông máu

Chống cục máu đông ở người bệnh mạch vành có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Aspirin là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất.

- Nếu bạn chuẩn sắp phải thực hiện một phẫu thuật nào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc dừng thuốc trong một thời gian ngắn.

- Bạn không nên dùng Aspirin trong các trường có một tiền sử chảy máu dạ dày và đường ruột, hen suyễn, dị ứng với Aspirin và các thuốc chống viêm cùng nhóm khác như Advil, Motrin, Aleve, Orudis, Indocin, Lodine, Voltaren, Mobic, Feldene… Không nên sử dụng Aspirin trong những tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây chảy máu quá mức trong khi sinh ở cả mẹ và thai nhi.

- Thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng không tốt tới trẻ do vậy không nên sử dụng Aspirin tại thời kỳ cho con bú.

- Các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc mà bạn có thể gặp phải là viêm loét dạ dày – ruột, ợ nóng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, buồn ngủ hoặc đau đầu nhẹ, mệ mỏi, mày đay…

- Rượu làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ chảy máu dạ dày, nên tránh sử dụng, đồng thời nên uống thuốc trong hoặc sau ăn để hạn chế những tác động xấu.

Ds Ngọc Hải

Nguồn tham khảo

http://www.drugs.com/health-guide/angina.html

http://www.drugs.com/cdi/nitroglycerin-tablets.html

http://www.drugs.com/atorvastatin.html

http://www.drugs.com/cdi/rosuvastatin.html

http://www.drugs.com/atenolol.html

http://www.drugs.com/aspirin.html