Bị bệnh mạch vành không có nghĩa là bạn phải ngồi yên cả ngày và không vận động. Thực tế, việc tập thể dục đều đặn 150 phút mỗi tuần có thể thúc đẩy quá trình hồi phục, cải thiện chức năng tim và thậm chí là giảm liều một số thuốc bạn đang dùng.

Lợi ích của tập thể dục cho người bệnh mạch vành

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh tim nói chung và người bệnh mạch vành nói riêng, chẳng hạn như:

- Tăng cường khả năng làm việc của tim.

- Cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể sử dụng oxy tốt hơn.

- Cải thiện các triệu chứng của bệnh mạch vành như đau ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở…

- Ổn định các chỉ số mỡ máu, huyết áp, nhịp tim…

- Giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối.

- Giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành

Những điều cần thảo luận với bác sỹ trước khi tập thể dục

Bác sỹ có thể cho bạn thực hiện một bài kiểm tra khả năng gắng sức của tim, siêu âm tim… trước khi bắt đầu luyện tập thể dục và giúp bạn tìm ra chương trình luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần thảo luận trước với bác sỹ:

- Tôi có thể tập thể dục trong bao lâu?

- Tôi nên tập bài tập thể dục gì?

- Tôi nên tránh những hoạt động gì?

- Tôi có cần dùng thuốc vào một khoảng thời gian nhất định trong quá trình tập thể dục của mình không?

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về chế độ luyện tập cùng giải pháp để cải thiện tình trạng bệnh mạch vành của mình, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn hỗ trợ.

Một số điều cần lưu ý trước khi bắt đầu luyện tập

Luyện tập đúng cách không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch tốt nhất mà còn giúp bạn tránh được những tác động có hại lên tim. Bạn cần chú ý:

- Luôn dành ra 5 phút khởi động: để làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục.

- Lựa chọn trang phục thoải mái khi luyện tập

- Hãy bắt đầu luyện tập với bài tập cường độ nhẹ: ít nhất 3 - 4 lần/tuần, chẳng hạn như đi bộ, yoga, thiền… sau đó tăng dần tùy theo đáp ứng của cơ thể.

- Tránh tập các bài tập đòi hỏi gắng sức, căng cơ nhiều

- Không tập thể dục khi ngoài trời quá lạnh, nóng hoặc ẩm: Độ ẩm cao có thể khiến bạn cảm thấy nhanh mệt hơn, nhiệt độ cao sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn khiến bạn khó thở và đau ngực. Sự lựa chọn tốt hơn cho bạn là đi bộ trong nhà.

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Hãy uống nước ngay cả trước khi bạn cảm thấy khát, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước vì có thể làm tăng gánh nặng cho tim.

- Nếu kế hoạch tập thể dục của bạn bị gián đoạn (do bệnh nặng, kỳ nghỉ hoặc thời tiết xấu): khi bắt đầu trở lại bạn hãy bắt đầu ở cường độ thấp sau đó tăng dần.

- Khi kết thúc quá trình luyện tập: bạn cần giảm dần cường độ, tránh ngồi, đứng yên hoặc nằm ngay sau khi tập.

Những cảnh báo cần lưu ý trong khi tập thể dục

- Bạn cần ngừng tập thể dục và báo ngay cho bác sỹ nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

+ Mệt mỏi, kiệt sức

+ Chóng mặt, choáng váng

+ Thở dốc

+ Tim đập nhanh trên 120 nhịp/phút

- Đừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy không khỏe, mới ốm dậy; bạn nên đợi 1 vài ngày sau khi tất cả các triệu chứng thuyên giảm.

- Nếu bạn bị đau ngực hoặc đau ở bất kỳ vị trí nào khác, hãy ngừng tập thể dục, vận động lúc này có thể gây căng thẳng, tổn thương khớp…

Gợi ý một số bài tập thể dục cho người bệnh mạch vành

Người bệnh mạch vành nên ưu tiên tập thiền, yoga

Người bệnh mạch vành nên ưu tiên tập thiền, yoga

Bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp tùy theo mức độ bệnh và thể trạng. Một số bài tập dưới đây có thể là gợi ý cho bạn:

- Đi bộ: Một nghiên cứu cho thấy nếu chạy bộ mỗi ngày sẽ giảm 4,5% nguy cơ mắc bệnh tim cho bạn, nhưng nếu đi bộ thì nguy cơ này giảm xuống chỉ còn 9%.

- Chạy bộ: Theo Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chạy ít nhất 1 giờ mỗi tuần sẽ làm giảm 42% nguy cơ đau tim cho bạn.

- Aerobic: Các động tác của bài tập aerobic thường khá nhẹ nhàng và an toàn với người bệnh mạch vành, bạn nên luyện tập từ 25 - 30 phút mỗi ngày.

- Đạp xe: Bài tập này sẽ giảm bớt áp lực tác động lên đầu gối, mắt cá chân, lưng, hông… Bạn có thể đạp xe ngoài trời hoặc trong phòng tập.

- Yoga, thiền: Những bài tập này vừa giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đồng thời khiến cho tinh thần người bệnh được thư giãn, thoải mái cho người bệnh mạch vành.

Điều quan trọng là người bệnh mạch vành cần lựa chọn được bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình để có thể luyện tập thường xuyên, đều đặn. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp cùng với một chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho tim để nâng cao sức khỏe tim mạch để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/encouraging-safe-exercise

https://www.nationaljewish.org/conditions/cardiac-conditions/exercise-and-heart-disease