Bệnh tim mạch hiện nay là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của con người. Bệnh thường kết hợp với các bệnh khác của cơ thể như: tiểu đường, hội chứng thận hư… Và ở những bệnh nhân có bệnh kết hợp này, tỉ lệ tử vong tăng lên từ 2 - 4 lần so với những người bị bệnh tim mạch đơn thuần.

benh-tim-ban-da-bi-chua.jpg

Bệnh tim - bạn đã bị chưa ?

Đối với người đang có biểu hiện liên quan đến Tim mạch có rất nhiều triệu cảnh báo cho người bệnh cảm thấy mình bị bệnh tim mạch và thấy cần phải đi khám bệnh ở bệnh viện hay phòng khám. Tuy nhiên cũng có một trong số trường hợp người bệnh không lặp lại các triệu chứng nào một cách nhiều lần cho đến khi bị bệnh và dẫn đến tử vong. 

Khi có biểu hiện đau thắt ngực, lồng ngực trái khó chịu 

Biểu hiện hay gặp nhất của thiếu máu cơ tim cục bộ là khó chịu ở lồng ngực bên trái và nặng hơn là đau thắt ngực. Còn giảm khả năng làm việc của cơ tim sẽ dẫn đến cảm giác yếu, dễ mệt, nhất là khi hoạt động hoặc nặng hơn là xanh tím, tụt huyết áp, ngất và tăng áp lực động mạch phổi, suy tâm thất trái điều này đưa đến phù và khó thở. Cơn đau thậm chí còn đi kèm các triệu chứng như mệt lả, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu…

Nhầm tưởng thường gặp về bệnh 

Vì bệnh rất phổ biến, nên cũng không ít người lầm tưởng, ngộ nhận một số các triệu chứng thường gặp thấy quen và đi đến kết án đó là bệnh tim. Thế nhưng, thực thế còn có nhiều loại bệnh khác có chung một biểu hiện đó.

Trong các triệu chứng hay gặp ở bệnh tim thì hiện tượng khó thở là triệu chứng gây khó khăn nhiều nhất cho công việc chẩn đoán vì không chỉ đặc trưng cho bệnh tim, mà còn là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác như các bệnh về phổi, những người béo phì và những người có tình trạng cảm xúc bị rối loạn.

Tương tự, triệu chứng đau và nặng ngực cũng do nhiều bệnh khác như đau cơ thành ngực, viêm dạ dày thực quản… gây ra chứ không riêng gì bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ cách xuất hiện của cơn đau và các triệu chứng đi kèm, người thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác người bệnh có bị bệnh tim thật sự hay không? Vì vậy đừng nên tự làm thầy thuốc tại gia mà nên đến tìm gặp bác sỹ khi bạn bắt gặp các triệu chứng đó với mình.

Bạn có thực sự bị bệnh tim? 

Để không nhầm tưởng về bệnh, hãy đến các cơ sở y tế. Tai đó các thầy thuốc chuyên khoa về tim mạch và được làm thêm một số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định cũng như loại trừ bệnh như đo điện tim, siêu âm tim, chụp x quang tim phổi…khi đó bạn sẽ được biết:

 - Sức khỏe của bạn đều ổn: Có nghĩa là những biểu hiện hơi tức ngực, nhói ngực, tim đập nhanh có thể do bạn hoạt động công việc, thể dục thể thao quá gắng sức; hoặc tâm lý bạn không được thoải mái nên lo âu, suy nghĩ buồn rầu đôi khi sẽ làm cho tim bạn hoạt động hơn mức bình thường một chút. Khi thể trạng, tâm lý đều ổn định đến lúc đó tim bạn sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên bạn cũng nên có chế độ nghĩ ngơi, sinh hoạt cũng như tâm lý thoải mái để không có điều gì xấu xảy ra với tim mạch hoặc sức khỏe hàng ngày. 

- Nếu không thấy dầu hiệu của bệnh tim thật sự, nhưng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, tiền căn gia đình, hút thuốc lá, phụ nữ trên 40 tuổi… nên có kế hoạch điều trị để giảm các yếu tố nguy cơ đó và hẹn tái khám định kỳ nhằm tầm soát sớm bệnh tim mạch. 

buy alprazolam online legally

- Nếu thật sự mắc bệnh tim, cần phải điều trị ngay. Bệnh nhân cần phải yêu cầu thầy thuốc chuyên khoa tim mạch nói rõ hướng điều trị cho mình, cùng với đó là xây dựng một chế độ dinh dưỡng, làm việc hợp lý để kết hợp với điều trị ngoại khoa hoặc  nội khoa nếu cần thiết.

Minh Phương