Tại Việt Nam, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016, tỷ lệ cao hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Mặc dù phổ biến và nguy hiểm là vậy nhưng hiểu biết của nhiều người về bệnh tim mạch vẫn còn khá mơ hồ.  

Ngay sau đây bạn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn bệnh tiến triển nếu không may mắc phải.

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, bao gồm:

Bệnh van tim như hẹp van tim, hở van tim, có thể xuất hiện ở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi.

- Bệnh mạch vành, hay còn gọi là xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, suy vành, thiểu năng vành.

- Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, rung thất, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, block tim…

- Bệnh cơ tim như loạn sản thất phải, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn…

- Bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống thông động mạch…

- Nhiễm trùng tim: như viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc…

- Phình tách động mạch: thường gặp ở động mạch lớn; phải chịu áp lực cao như động mạch chủ bụng, động mạch chủ ngực…

- Tràn dịch màng tim: là sự tích tụ quá nhiều dịch tại khoang tạo bởi lớp màng bao quanh tim.

Các dạng bệnh tim mạch

Các dạng bệnh tim mạch

Dấu hiệu bệnh tim mạch cần nhận biết sớm  

Các triệu chứng bệnh tim mạch thường khó phát hiện ở thời kỳ đầu do cơ chế tự bù trừ của tim còn hiệu quả. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

- Đau ngực: Người bệnh có thể cảm thấy đau thắt như bị bóp nghẹt lấy tim, đau nhói như kim châm, đau âm ỉ hoặc lan tỏa sang các khu vực lân cận…

- Khó thở: Khó thở là biểu hiện của ứ máu tại phổi, mức độ khó thở tăng lên khi người bệnh nằm hoặc cúi xuống.

- Mệt mỏi: Khả năng vận động và làm việc của người bệnh giảm sút do lượng máu nuôi dưỡng đến các cơ quan không đủ.

- Ho: Ho trong bệnh tim mạch thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Người bệnh có thể ho khan hoặc lẫn đờm, máu tùy mức độ bệnh.

- Phù, tăng cân nhanh, tiểu đêm nhiều: Đây cũng là những biểu hiện của tích trữ dịch trong cơ thể do khả năng hút máu trở về tim kém.

- Chóng mặt, choáng váng: Nguyên nhân là do giảm lưu lượng máu lên não khi tim bơm máu kém.

- Chán ăn, buồn nôn: Dịch bị ứ trệ tại hệ tiêu hóa, khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, buồn nôn.

Bệnh tim mạch rất nguy hiểm, do vậy ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn cần đi khám ngay. Và để được tư vấn giải pháp giảm nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… do bệnh tim mạch gây ra, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (hoặc zalo) 0962.546.541, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giúp bạn.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong của 17,5 triệu người trên thế giới mỗi năm, sự nguy hiểm của bệnh thường đến từ những biến chứng đáng lo ngại sau:

- Suy tim: là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch do khả năng bơm/hút máu của tim bị giảm sút. Trong suy tim giai đoạn cuối, các triệu chứng tim mạch xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, làm hạn chế mọi hoạt động thể lực.

- Biến chứng cục máu đông: Cục máu đông hình thành trong tim do ứ trệ tuần hoàn có thể di chuyển đến mạch não, mạch vành tim và động mạch ở chân tay gây biến chứng đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên…

- Ngừng tim đột ngột: thường do rối loạn nhịp tim gây ra, có thể dẫn tới đột tử.

- Vỡ phình động mạch: là hệ quả của xơ vữa động mạch kết hợp với huyết áp tăng cao quá mức ở người bị phình tách động mạch. Vỡ phình động mạch gây chảy máu trong đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Thật may là hầu hết các bệnh tim mạch đều có thể được quản lý tốt bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ bằng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh tim mạch là thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc trị rối loạn nhịp tim, thuốc trị đau thắt ngực… Sử dụng thuốc đều đặn sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao… và cải thiện nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, phù và ho khan do tích trữ dịch gây ra.

Bên cạnh thuốc tây, nhiều vị thuốc đông y có cơ chế tác dụng tương tự đang được ứng dụng điều trị rộng rãi nhờ ưu điểm vượt trội là có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ, điển hình như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… Để hạn chế tác dụng phụ khi phải phối hợp nhiều loại thuốc tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc cùng sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa các thảo dược này.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá

Mách bạn phương pháp trị bệnh mạch vành, hẹp/ hở van tim hiệu quả

Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sỹ sẽ tiến hành một số can thiệp cần thiết để sửa chữa những tổn thương trong tim và mạch máu. Tùy từng bệnh lý mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau; chẳng hạn như nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch vành với người bệnh mạch vành; sửa van hoặc thay van với người bệnh van tim; đặt máy tạp nhịp cho người bệnh rối loạn nhịp tim…

Đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành – bệnh tim mạch phổ biến nhất

Đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành – bệnh tim mạch phổ biến nhất

Thay đổi lối sống

Việc điều trị bệnh tim mạch có đạt kết quả tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống của bạn. Do đó, bạn cần thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau:

- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các loại rượu bia, nước tăng lực…

- Thực hiện chế độ ăn giảm muối, đường, thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch (thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật…); tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám…

- Tập thể dục thường xuyên với bài tập yêu thích, nên bắt đầu với cường độ thấp và tăng dần tùy theo khả năng của mình. Thời gian luyện tập tối thiểu là 150 phút/tuần.

- Hạn chế căng thẳng, lo âu, suy nghĩ bi quan… vì điều này sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng cho tim, giảm hiệu quả điều trị.

- Dự phòng tốt các bệnh nhiễm khuẩn thông thường để tránh nhiễm trùng chéo lên tim bằng cách vệ sinh răng miệng, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, sử dụng kháng sinh theo chỉ định khi có nhiễm khuẩn hoặc can thiệp phẫu thuật…

- Chủ động đi khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.

Hiểu biết và tuân thủ thực hiện theo những lời khuyên hữu ích trên không chỉ giúp phòng tránh bệnh tim hiệu quả mà còn ngăn chặn được rủi ro cho những ai không may đã mắc phải bệnh tim mạch. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/257484#types

https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/cardiovascular-disease