Bệnh van tim có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều van tim cùng lúc. Tuy nhiên tùy từng mức độ mà người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện rất nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác nhau. Hiểu biết về bệnh van tim là cách tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Tim có bốn van bao gồm: Van ba lá, van hai lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Các van tim này hoạt động đóng mở nhịp nhàng theo từng nhịp đập của tim, phối hợp với các buồng tim để giúp máu đi theo một chiều nhất định. Bất kỳ một van nào của tim hoạt động sai chức năng đóng mở đều được coi là bệnh van tim.
Van tim bị hở hoặc hẹp trong bệnh van tim
Các dạng bệnh van tim
Bệnh van tim có ba dạng là: Hở van tim (suy van), sa van và hẹp van tim.
Hở van tim: là tình trạng van tim mở bình thường cho máu qua nhưng đóng lại không chặt, khiến máu chảy ngược về buồng tim trước.
Sa van tim: cũng dẫn tới hở van tim nhẹ. Đây là tình trạng các lá van bị lệch (sa) khỏi vị trí bình thường và thường chỉ gặp ở van hai lá.
Hẹp van tim: là tình trạng van tim không thể mở đúng cách, cản trở dòng máu lưu thông qua van. Hẹp van tim do các cánh van dày lên, cứng lại hoặc nối liền nhau.
Triệu chứng bệnh van tim
Nhiều người bị bệnh van tim không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, bệnh van tim thường xấu đi theo thời gian, vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng có thể biểu hiện rõ sau nhiều năm mắc bệnh. Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh van tim bao gồm:
- Mệt mỏi bất thường
- Đau ngực, nhói trong tim
- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc nằm xuống
- Sưng mắt cá chân, bàn chân, bụng hoặc tĩnh mạch ở cổ…
Tpcn Vương Tâm Thống giúp làm giảm triệu chứng đau ngực, mệt mỏi ở người bệnh van tim, ngăn ngừa bệnh tiến triển gây suy tim, nhồi máu cơ tim. Liên hệ 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.
Nguyên nhân gây bệnh van tim
Bệnh van tim có thể là do bẩm sinh, các khuyết tật tim hoặc có thể là do bệnh tật khác gây ra sau này, khi người bệnh đã trưởng thành, bao gồm:
Bệnh tim mạch mạn tính như tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch chủ, di chứng sẹo tim sau nhồi máu cơ tim…
Sốt thấp khớp: không điều trị tốt dẫn tới biến chứng sùi loét, dày dính mép van…
Các bệnh lý khác: bệnh lupus ban đỏ, hội chứng carcinoid (u đường tiêu hóa), hội chứng marfan (rối loạn mô liên kết)…
Biến chứng của bệnh van tim
Với những người mắc bệnh van tim nghiêm trọng sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng nhanh chóng nếu không được điều trị. Biến chứng của bệnh van tim có thể là những bệnh tim mạch nguy hiểm khác như suy tim, đột quỵ, huyết khối động mạch vành, nhồi máu cơ tim gây đột tử…
Chấn đoán bệnh van tim
Tiếng thổi tim khi thăm khám bằng ống nghe là dấu hiệu đặc trưng của bệnh van tim. Từ đó, bác sỹ sẽ tiến hành thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán để kết luận chính xác về bệnh. Những xét nghiệm đó có thể là:
- Siêu âm tim
- Đo điện tâm đồ
- Chụp X - quang
- Thử nghiệm gắng sức
- Chụp cộng hưởng từ tim
Nghe tim bằng ống nghe giúp phát hiện tiếng thổi tim ở người bệnh van tim
Các phương pháp điều trị bệnh van tim
Thuốc trị bệnh van tim
Thuốc không có khả năng chữa khỏi bệnh van tim nhưng được dùng với mục tiêu làm giảm tình trạng đau ngực, mệt mỏi và ngăn nguy cơ biến chứng xảy ra. Những nhóm thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc hạ huyết áp, chẳng hạn: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển ACE.
- Thuốc hạ cholesterol máu: thường dùng nhất là nhóm Statin.
- Thuốc chống đông máu: chẳng hạn như Aspirin liều thấp.
- Thuốc điều trị suy tim như thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu nếu người bệnh mắc suy tim.
Điều trị bệnh van tim bằng phẫu thuật
Phẫu thuật van tim bao gồm can thiệp sửa van tim, hoặc thay thế van tim. Sửa van tim thường an toàn hơn so với thay thế van tim. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sửa van tim được. Bệnh van tim hai lá có thể sửa được, nhưng bệnh van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi thường phải thay thế.
- Sửa van tim: bao gồm nong van bằng ống thông tim, định hình lại van tim để van đóng chặt hơn hoặc tách các lá van bị dính liền vào nhau.
- Thay van tim: bằng một van nhân tạo hoặc van sinh học. Van tim sinh học được lấy từ bò, lợn hoặc mô tim người còn van tim nhân tạo được làm từ kim loại.
Hiện nay, điều trị thay van tim qua đường ống thông là phương pháp thay van tim mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực như phương pháp điều trị truyền thống, nhờ đó sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong và sau phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho tim mạch
- Các loại rau xanh trái cây như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, táo, chuối, cam, lê, nho, mận …
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, bột yến mạch, lúa mạch…
- Thực phẩm giàu protein từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, trứng, các loại hạt, cây họ đậu…
- Thực phẩm giàu chất béo an toàn như dầu hạt cải, dầu bắp, dầu ô liu, dầu cây rum, mè, hướng dương, đậu tương, dầu cá…
Không nên chọn những loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp hoặc những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là muối ăn, mỡ động vật, chất béo chuyển hóa trans, nhiều đường, rượu và các loại chất kích thích khác…
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng được coi là lý tưởng khi phù hợp với chiều cao của người được đo. Chỉ số khối của cơ thể BMI được dùng để là thước đo mục tiêu giảm cân của người bệnh. Người bệnh có cân nặng khỏe mạnh khi chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9.
Giải tỏa căng thẳng
Cảm giác khó chịu, căng thẳng, tức giận có thể khiến người bệnh lên cơn nhồi máu cơ tim, gây ra tăng huyết áp và nhiều bệnh lý khác ở người bệnh mắc bệnh van tim. Những cách để giải tỏa căng thẳng là gặp bác sỹ tâm lý để được tư vấn, tập thiền định, nói chuyện, chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè…
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất giúp người bệnh tăng cường sức chịu đựng, chống chọi lại bệnh tật, giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm huyết áp và giảm cân nhanh chóng hơn. Người bệnh van tim nên tập luyện thể thao tối thiểu 2,5 giờ mỗi tuần với cường độ nhẹ, 1,5 giờ mỗi tuần với cường độ cao hoặc tập đều đặn 30 phút mỗi ngày.
Bỏ thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc lá thì đã đến lúc nên từ bỏ thói quen có hại này. Khói thuốc lá chứa hàng trăm chất độc hại đối với tế bào cơ tim, khiến bệnh van tim trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khói thuốc thụ động khi đứng cạnh những người hút thuốc lá.
Ds.Mai Hương
Nguồn tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/hvd
https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/heart-healthy-lifestyle-changes/heart-healthy-eating