Suy tim là con đường cuối cùng của tất cả các vấn đề về tim mạch và rất dễ dàng đưa bệnh nhân đến “cửa tử” nếu như không phát hiện và điều trị sớm. Vậy nhưng không phải lúc nào triệu chứng suy tim cũng rõ ràng để có thể nhanh chóng nhận ra, nhất là trong giai đoạn đầu. Cùng điểm danh những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm này và theo dõi xem bạn có mắc phải không nhé!

Các triệu chứng suy tim điển hình

Tùy theo phần trái tim bị suy yếu, bệnh nhân có thể có một vài hoặc toàn bộ các triệu chứng sau đây:

- Khó thở, hụt hơi: Khi trái tim không thể hút máu trở về đầy đủ trong một chu kỳ, máu sẽ ứ đọng tại phổi. Điều này làm cho bệnh nhân bị khó thở, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động thể chất, khi nằm. Khó thở thường khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm và buộc phải nằm gối cao đầu mới thấy dễ chịu hơn.

- Mệt mỏi: Tim làm việc kém hiệu quả buộc cơ thể phải chuyển lượng máu từ các cơ quan ít quan trọng hơn như cánh tay, chân đến nhưng cơ quan có vai trò sống còn là tim và não. Liên tục thiếu hụt oxy khiến cơ thể mệt mỏi, tất yếu bệnh nhân sẽ dễ bị kiệt sức sau những hoạt động thường ngày.

- Ho kéo dài: Bệnh nhân suy tim có thể có dấu hiệu thở khò khè hoặc ho dữ dội, đi kèm chất nhầy màu trắng hay hồng nhạt (do lẫn máu). Đây cũng là hệ quả của sự tích tụ chất lỏng trong phổi.

- Tăng cân hoặc phù: Đây là hậu quả khi máu cung cấp cho thận không đủ, dẫn tới giảm đào thải nước qua đường niệu. Dịch dư thừa này tích tụ trong mô tại bàn chân, mắt cá chân (gọi là phù) hoặc tại bụng (gọi lại cổ chướng). Bạn có thể cảm thấy mình tăng cân một cách đột ngột. Ngoài ra, bạn sẽ tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm để tăng thải trừ lượng dịch này.

- Rối loạn tiêu hóa: Máu ứ trệ tại hệ tiêu hóa làm giảm cảm giác thèm ăn hoặc gây buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…

- Tăng nhịp tim: Trong suy tim, cơ tim co bóp kém làm tim phải gắng sức đập nhiều hơn để bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Điều này dẫn tới nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim với các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực hoặc đau nhói tim…

- Giảm khả năng tư duy, hay quên, hay nhầm lẫn: Đây là hậu quả của việc máu lên não kém cũng như thận làm việc không hiệu quả khiến việc đào thải natri diễn ra không đúng cách. Rối loạn nồng độ natri trong máu dễ dẫn tới mất phương hướng, nhầm lẫn, thậm chí là mất trí nhớ.

Các triệu chứng suy tim điển hình

Các triệu chứng suy tim điển hình

Hãy liên hệ tới số điện thoại 0962.546.541 để được chuyên gia tim mạch hỗ trợ giải pháp làm giảm triệu chứng suy tim hiệu quả trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Mức độ của triệu chứng suy tim theo từng phân độ

Hội Tim mạch New York dựa vào triệu chứng suy tim và mức độ gắng sức để chia suy tim thành 4 phân độ là:

- Độ I: Gần như không có dấu hiện gì, bệnh nhân vận động thể lực bình thường không bị mệt mỏi, khó thở hay hồi hộp.

- Độ II: Vận động thể lực bị hạn chế nhẹ. Khi sinh hoạt, làm việc bình thường đã có dấu hiệu khó thở, hồi hộp, mệt mỏi hay đau nhói vùng ngực.

- Độ III: Vận động thể lực bị hạn chế nhiều. Bệnh nhân có thể khỏe lại khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng.

- Độ IV: Các triệu chứng suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ cần bệnh nhân vận động nhẹ cũng làm triệu chứng tăng nặng.

Suy tim thường khởi phát sau một bệnh lý tim mạch nào đó, phổ biến nhất là bệnh mạch vành và cao huyết áp. Vì vậy, khi có bất kỳ vấn đề nào về tim mạch hoặc nghi ngờ mình có triệu chứng suy tim, bạn cần sắp xếp thời gian đi thăm khám và có giải pháp phòng ngừa từ sớm.

Bên cạnh chỉ định của bác sĩ (nếu có), bạn nên sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ tự nhiên, chẳng hạn như Vương Tâm Thống – thực phẩm bảo vệ sức khỏe được hàng ngàn bệnh nhân tim mạch sử dụng cho hiệu quả tốt, giúp ổn định các chỉ số mỡ máu, huyết áp, hỗ trợ tim bơm máu tốt hơn, dự phòng và hỗ trợ điều trị suy tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

Lắng nghe chia sẻ của bệnh nhân suy tim đã điều trị thành công nhờ kiên trì sử dụng Vương Tâm Thống qua video sau:

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-overview#1

https://www.medicinenet.com/heart_failure/article.htm