Nếu một ngày bạn thức dậy với cảm giác đau nhói đến nghẹt thở vùng ngực trái và thường xuyên xuất hiện sau khi vừa chạy bộ, leo cầu thang hay mang vác vật nặng… bạn đừng nên chủ quan vì có khả năng đó là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng đau thắt ngực ổn định trong bệnh mạch vành cần trị sớm để tránh rủi ro sau này.
Đau thắt ngực ổn định là gì?
Đau thắt ngực ổn định, còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, là loại đau thắt ngực phổ biến nhất trong bệnh mạch vành. Lúc này, các mảng bám xơ vữa đã hình thành bên trong lòng mạch, gây chít hẹp một phần dòng chảy của máu tới nuôi cơ tim.
Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực ổn định
Cảm giác đau chính là triệu chứng cơ bản của đau thắt ngực ổn định. Ngoài ra ở một số người còn có các biểu hiện như buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, bồn chồn, toát mồ hôi, chóng mặt… Trong cơn đau thắt ngực, người bệnh có thể cảm thấy:
- Đau vùng giữa ngực, sau xương ức hay vùng trước tim với các mức độ khác nhau.
- Đau có thể lan lên cổ hàm, ra sau lưng, xuống cánh tay, bàn tay trái, đôi khi đau ở vùng thượng vị. Nhiều người có thể tưởng lầm là đau do thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc đau dạ dày – ruột.
- Cơn đau thắt ngực điển hình có thể khiến người bệnh có cảm giác bị bó hẹp, bóp nghẹt, bức bí đến ngạt thở, cứ như ngực mình đang bị ép chặt bởi một vật nặng cả tấn hoặc căng lồng ngực như muốn vỡ ra.
- Ở phụ nữ các triệu chứng đau thắt ngực có thể khác so với nam giới.Ví dụ, phụ nữ thường cảm thấy khó chịu ở cổ, hàm, lưng thay vì đau ngực thông thường. Những khác biệt này có thể gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh gây ra sự chậm trễ trong điều trị.
Đau thắt ngực ổn định, dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành
Tpcn Vương Tâm Thống là giải pháp hoàn hảo giúp làm giảm các cơn đau thắt ngực ổn định trong bệnh mạch vành và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để biết thêm thông tin chi tiết.
Phân biệt cơn đau thắt ngực ổn định với tình trạng bệnh lý khác
Cơn đau thắt ngực ổn định thường rất điển hình với các đặc điểm nhận dạng như:
- Thường xảy ra sau khi hoạt động mạnh, gắng sức khiến tim cần nhiều oxi và năng lượng hơn so với bình thường, chẳng hạn như khi leo cầu thang, chạy bộ, đẩy kéo vật nặng, tập thể dục hay mới ngủ dậy… hoặc khi người bệnh ở trạng thái căng thẳng, chịu áp lực về tâm lý, thay đổi thời tiết lạnh đột ngột.
- Cơn đau có thể dự đoán trước được với các biểu hiện tương tự nhau giữa các lần
- Thời gian đau tương đối ngắn, thường không quá 5 phút.
- Tình trạng này sẽ thuyên giảm và tự mất đi nếu bạn nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch như nitrate.
Các yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực ổn định
Các yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực chính là các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành, đó có thể là do béo phì, rối loạn mỡ máu, tuyết áp cao, đái tháo đường type 2. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc lá, ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, ít chất xơ, lười vận động...
Béo phì, hút thuốc và thức ăn giàu cholesterol gây nguy cơ đau thắt ngực ổn định
Đau thắt ngực ổn định có nguy hiểm không?
Tình trạng đau thắt ngực ổn định nếu không được điều trị kịp thời và tích cực sẽ tiến triển nhanh chóng thành đau thắt ngực không ổn định, có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Cần làm gì để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện?
Khi thấy có dấu hiệu của các cơn đau thắt ngực ổn định, điều đầu tiên bạn cần làm đó là gặp bác sĩ để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi xác định chắc chắn được căn bệnh, ngoài việc dùng thuốc hay thực hiện các phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng những biện pháp thay đổi lối sống dưới đây để khắc phục và làm chậm tiến triển của bệnh.
- Tập thể dục đều đặn: tập những bài tập thư giãn gân cốt nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ bước nhỏ 30 phút mỗi ngày…
- Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý tránh căng thẳng: tránh thức khuya, ngủ đúng giờ…
- Tránh các hoạt động mạnh như leo núi, leo cầu thang, thể thao cường độ cao, mang vác vật nặng…Trong trường hợp không thể tránh được, bạn cần mang thuốc giãn mạch bên người để xử lý kịp thời triệu chứng của bệnh.
- Không hút thuốc lá, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, nước có ga…
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, ngô, các loại đậu, yến mạch…và các loại trái cây rau củ giàu chất xơ, chất chống oxi hóa như cam, chanh, ổi, cà chua, ớt chuông, hành tây, rau cải, súp lơ… Đồng thời giảm bớt các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, các thực phẩm nguồn gốc động vật chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật ( tim, gan lợn bò), da gia cầm hay thức ăn nhiều đường như bánh kẹo ngọt.
Một tin vui cho các bệnh nhân đau thắt ngực nói riêng và bệnh nhân mắc bệnh mạch vành nói chung đó là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số loại thảo dược quý từ thiên nhiên rất hữu ích trong việc giảm các cơn đau thắt ngực, điển hình như Bồ hoàng và Đỏ ngọn. Không chỉ giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu làm giảm các cơn đau thắt ngực, hoạt chất flavonoid trong các thảo dược này còn có khả năng tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh của bệnh đó là chống viêm, chống oxy hóa, giảm cholesterol nhờ vậy giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh một cách hiệu quả.
Chia sẻ của bác Túy về phương cách giúp bác trị đau thắt ngực hiệu quả
Như vậy bằng cách kết hợp các liệu pháp y tế với việc thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, người bệnh có thể dễ dàng đẩy lùi bệnh mạch vành - một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay.
Ds Trần Huyền
Nguồn tham khảo:
http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/DiagnosingaHeartAttack/Angina-Pectoris-Stable-Angina_UCM_437515_Article.jsp
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angina/basics/symptoms/con-20031194