Hẹp van động mạch phổi khiến lượng máu đi từ tim lên phổi (để trao đổi oxy) bị giảm sút do van động mạch phổi không thể mở ra hoàn toàn. Người mắc bệnh hẹp van động mạch phổi nhẹ có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh tiến triển nặng có thể sẽ phải dùng thuốc và phẫu thuật.
Triệu chứng hẹp van động mạch phổi
Van động mạch phổi không thể mở ra đúng cách khiến cơ thể bị thiếu oxy. Nhiều trẻ sinh ra đã mắc bệnh hẹp van động mạch phổi nhưng không có triệu chứng nào cho đến khi trưởng thành mới phát hiện bệnh. Một số triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch phổi là:
- Tiếng thổi tim (dùng ống nghe tim phổi để chẩn đoán)
- Lộ rõ phình tĩnh mạch cổ
- Da xanh tái
- Tức ngực, tim đập nhanh, khó thở
- Mệt mỏi, khó khăn khi vận động thể lực
Hình ảnh tim bị hẹp van động mạch phổi
Tpcn Vương Tâm Thống giúp làm giảm triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh… do hẹp van động mạch phổi gây ra. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Click ngay: 0962.546.541
Nguyên nhân gây hẹp van động mạch phổi
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hẹp van động mạch phổi cho đến nay vẫn chưa được xác nhận. Các nhà khoa học cho rằng trong quá trình hình thành bào thai, van tim đã không phát triển bình thường. Hẹp van động mạch phổi có một phần nguyên nhân là do di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc hẹp van động mạch phổi, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Người bệnh hẹp van động mạch phổi có thể mắc kèm một vài dị tật tim bẩm sinh khác. Ngoài ra, xơ vữa động mạch, sốt thấp khớp và bệnh carcinoid (u tiêu hóa)… cũng có thể là những nguyên nhân gây hẹp van động mạch phổi ở người trưởng thành.
Biến chứng hẹp van động mạch phổi
Suy tim: Hẹp van động mạch phổi khiến buồng tim tâm thất phải bị phì đại và yếu dần, gây suy tim vĩnh viễn.
Rối loạn nhịp tim: Hẹp van động mạch phổi khiến cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhịp tim lên để đáp ứng đủ máu trao đổi oxy cho cơ thể, gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng thiếu máu giàu oxy khiến cơ thể bị xanh tái, khó thở.
Nhiễm trùng trong tim: dễ xảy ra hơn ở người bệnh mắc hẹp van động mạch phổi.
Trong trường hợp hiếm gặp, hẹp van động mạch phổi có thể gây đột tử. Do đó, việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm căn bệnh này là rất quan trọng.
Chẩn đoán hẹp van động mạch phổi
Tiếng thổi tim có thể nghe được bằng ống nghe là dấu hiệu đặc trưng của bệnh van tim, trong đó có hẹp van động mạch phổi. Dựa vào các triệu chứng của người bệnh cùng với các kết quả xét nghiệm, bác sỹ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Người bệnh có thể được:
- Đo điện tâm đồ ECG
- Chụp X - quang tim phổi
- Siêu âm tim 3D, siêu âm nội soi qua thực quản
- Chụp cộng hưởng từ tim
Điều trị hẹp van động mạch phổi
Với những người bị hẹp van động mạch phổi nhẹ, việc điều trị là không cần thiết, người bệnh chỉ cần được theo dõi và được khám sức khỏe tim mạch định kỳ.
Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng đau ngực, khó thở, ngất xỉu… sẽ cần được điều trị ngay với các phương pháp như:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc đang được dùng trong điều trị hẹp van động mạch phổi bao gồm:
- Prostaglandins giúp cải thiện lưu lượng máu
- Thuốc chống đông máu: giúp hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông
- Thuốc lợi tiểu để hạ áp; giảm phù nề, tích nước trong cơ thể.
- Thuốc chống loạn nhịp để điều trị rối loạn nhịp tim
Bên cạnh thuốc điều trị, sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van tim bị hẹp như Bồ hoàng, Đan sâm… đang là hướng đi được rất nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng để nâng cao hiệu quả điều trị hẹp van động mạch chủ, phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim… về lâu dài.
Điều trị hẹp van động mạch phổi bằng phẫu thuật
Trường hợp hẹp van động mạch phổi nặng, người bệnh sẽ được chỉ định nong van. Trong thủ thật này, bác sỹ sẽ đưa ống thông tim từ động mạch cánh tay hoặc bẹn của người bệnh lên động mạch phổi, sau đó bơm căng bóng nong ở đầu ống thông tim để mở rộng van động mạch phổi, giúp van mở dễ dàng hơn. Nếu van động mạch phổi bị tổn thương nặng, người bệnh có thể được xem xét thay van nhân tạo.
Thay đổi lối sống
Người bệnh hẹp van động mạch phổi cần tập thể dục thường xuyên
Người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh hẹp van động mạch phổi, bằng cách:
- Ngừng hút thuốc lá.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây, rau quả...
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch để đảm bảo kiểm soát tốt bệnh.
Ds. Mạnh Hùng
Tham khảo: http://www.healthline.com/health/pulmonary-valve-stenosis