Hiện tượng ngủ ngáy không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Thật vậy! Theo nguồn tin từ các nhà khoa học thuộc bệnh viện Henry Ford ở Detroit (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm với 54 bệnh nhân từ 18 đến 50 tuổi. Nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ ngáy khi ngủ của từng bệnh nhân và sử dụng một thiết bị siêu âm để đo độ dày thành động mạch cảnh của họ. Kết quả từ cuộc nghiên cứu đáng để chúng ta lưu tâm trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành – căn bệnh gây ra tử vong hàng đầu trên thế giới từ việc “ngủ ngáy”.
Ngủ ngáy - yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Với nhiệm vụ làm đường dẫn, lưu thông lượng máu để nuôi các bộ phận cơ thể, động mạch cảnh có chức năng cung cấp máu lên não. Tuy nhiên khi thành động mạch cảnh dày lên sẽ dễ dẫn tới chứng xơ cứng động mạch nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mạch vành ở những người mắc bệnh tim mạch. Đây là một trong những nguyên hàng đầu gây ra bệnh đau tim và xuất huyết não.
Sau khi so sánh kết quả giữa những bệnh nhân mắc chứng ngủ ngáy và không mắc chứng này, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng thành động mạch cảnh của những người ngủ ngáy dày hơn đáng kể những người không ngủ ngáy.
Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kế nào về độ dày của thành động mạch cảnh giữa bệnh nhận mắc và không mắc những chứng bệnh có thể dẫn tới bệnh tim mạch như, hút thuốc, đái tháo đường, huyết áp cao và nồng độ cholesterol cao.
“Ngủ ngáy không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, bệnh nhân cần điều trị sớm chứng ngủ ngáy tương tự như chứng ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, hút thuốc,...” (Theo tiến sĩ Robert Deeb, người đứng đầu nghiên cứu nói).
Chính vì vậy, để chứng “ngủ ngáy” không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim của bạn, phòng ngừa nguy cơ mắc Bệnh mạch vành tìm đến, bản thân chúng ta phải hạn chế và tìm cách sửa đổi thói quen xấu gây tổn hại cho sức khỏe, cũng như làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bằng cách áp dụng bài tập tại nhà như sau:
Sau đây là một số bài tập cơ vùng họng rất dễ thực hiện cho người bệnh:
1. Mở miệng từ từ (càng to càng tốt) và ngậm chặt hai môi lại trong 5 giây. Bạn sẽ cảm thấy cơ vùng họng chuyển động. Thực hiện động tác này 5 phút mỗi ngày.
2. Le lưỡi ra càng xa càng tốt và giữ yên như vậy trong 5 giây. Sau đó đẩy lưỡi sang phải rồi sang trái, càng xa càng tốt. Tiếp theo, cong lưỡi lên trên về phía mũi cao nhất có thể (có thể chạm được mũi càng tốt), cuối cùng là cong lưỡi xuống dưới về phía cằm.
3. Ngậm hai môi lại như bài 1 sau đó làm động tác như hút ống hút (kéo môi vào trong một ít) trong 5 giây. Lặp lại như vậy 5 lần.
4. Ngậm chặt một cây viết chì giữa hai môi trong 5 phút.
5. Mở miệng cười thật rộng (nói chữ "WHISKY") và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại động tác 6 lần.
6. Chu miệng ra phía trước như sắp hôn ai đó. Giữ động tác trong 5 giây và lặp lại 6 lần.
7. Lấy ngón tay đè vào cằm trong 5 phút.
Nguyễn Phượng