Khi biết mình bị hở van tim, không ít người bệnh đã băn khoăn mà tự hỏi rằng, liệu hở van tim có nguy hiểm không, làm sao để trị hết và tránh biến chứng?. Để giải tỏa tâm lý lo lắng cho người bệnh, chuyên gia Tim mạch sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

Hở van tim có nguy hiểm không – Các biến chứng từ hở van

Hở van tim là tình trạng một hoặc nhiều van trong tim không thể đóng kín. Kết quả là khi tim co bóp, một phần máu sẽ bị chảy ngược trở về buồng tim phía trước thay vì chảy theo một chiều như bình thường. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

- Suy tim: Tim không thể đảm bảo lưu lượng máu bơm đi nuôi cơ thể trong mỗi nhịp đập do máu bị ứ đọng tại các buồng tim. Tình trạng này khiến cho tim phải nỗ lực làm việc nhiều hơn để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt, lâu dần thành cơ tim sẽ trở nên dày, cứng và giảm khả năng làm việc, dẫn tới suy tim.  

- Cục máu đông: Máu bị ứ đọng tại tim là điều kiện để cục máu đông hình thành trong tim; chúng có thể di chuyển lên mạch não, mạch vành và mạch chi gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi…

- Rối loạn nhịp tim: Buồng tim bị giãn rộng hoặc trở nên dày, cứng sẽ đáp ứng kém với các xung điện trong tim, dẫn tới rối loạn nhịp tim. Dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất là rung nhĩ, đó cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy hình thành cục máu đông trong tim.

- Tăng áp động mạch phổi: thường gặp ở người bệnh hở van 2 lá và hở van động mạch chủ. Tăng áp động mạch phổi thường gây ra các triệu chứng như đau ngực, phù chi, mệt mỏi, chóng mặt...

Hở van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Có phải trường hợp hở van tim nào cũng nguy hiểm?

Tùy mức độ hở van và loại van tim mà mức độ nguy hiểm có thể khác nhau. Với những trường hợp hở van ¼ và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào thì bạn không cần quá lo lắng vì đó chỉ là hở van sinh lý và chưa cần điều trị. Hở van 3 lá ít nguy hiểm hơn so với các dạng hở van tim khác, riêng van động mạch chủ thì chỉ cần hở ¼ cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bạn.     

Những người bị hở van tim mức độ nặng từ ¾ trở lên thì không được chủ quan vì nguy cơ xuất hiện biến chứng sẽ rất cao nếu không được quản lý điều trị tốt. 

Vậy làm thế nào để phòng ngừa biến chứng hở van tim?

Để phòng ngừa biến chứng thì người bệnh hở van tim cần tuân thủ dùng thuốc điều trị và điều chỉnh lối sống hợp lý.

Dùng thuốc theo chỉ định

Thuốc không thể sửa chữa những tổn thương tại van tim và không làm cho van đã hở đóng khít trở lại nhưng thuốc là chỉ định cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến van hở nặng hơn. Các nhóm thuốc thường dùng là: 

- Thuốc giãn mạch: nhóm ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi giúp làm giảm huyết áp, giảm bớt áp lực trên van và giảm khối lượng công việc cho tim.

- Thuốc chống loạn nhịp tim: phổ biến nhất là nhóm chẹn beta giao cảm được dùng với mục đích giảm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

- Thuốc chống đông máu: giúp phòng ngừa cục máu đông cho người bệnh hở van tim.

- Thuốc lợi tiểu: dùng cho người bệnh hở van nặng, đã xuất hiện các triệu chứng phù, tăng cân bất thường do ứ nước trong cơ thể.

Thảo dược hỗ trợ điều trị hở van tim

Để hỗ trợ cùng thuốc tây trong điều trị và phòng ngừa biến chứng hở van tim, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên sử dụng bổ sung thêm những thảo dược có tác dụng chống cục máu đông, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… Với liệu pháp kết hợp này, nhiều người bệnh hở van tim nặng như cô Vũ Thị Dung (xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã không còn phải lo lắng về những biến chứng của hở van tim. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của cô Dung tại video dưới đây:

Bí quyết điều trị và phòng ngừa biến chứng hở van tim từ thảo dược

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược mà cô Dung đã áp dụng điều trị bệnh hở van tim hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.

Duy trì lối sống khoa học

- Về chế độ ăn: Ăn nhạt (dưới 3g muối/ngày), cắt giảm lượng chất béo, đường, tinh bột hấp thu nhanh từ các thực phẩm không tốt cho tim mạch như thịt đỏ, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt, nước ngọt… Thay vào đó nên tăng cường ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng (cá, thịt gia cầm)…

- Về luyện tập: tăng cường luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày; không cần gắng sức vì có thể làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim.

- Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn: Tiêm phòng cúm hằng năm, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh; Giữ vệ sinh răng miệng; sử dụng kháng sinh để dự phòng và điều trị khi mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

- Giảm căng thẳng: Lo lắng, căng thẳng quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn cần tìm cách thư giãn tâm lý bằng cách tập thiền, hít thở sâu, tham gia các câu lạc bộ giải trí, nghe nhạc nhẹ, tập thể dục…

Người bệnh hở van tim có thể nghe nhạc để thư giãn tâm lý

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn hiểu rõ hở van tim có nguy hiểm không và biết cách để phòng tránh biến chứng trong tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh hở van tim và cần tư vấn về cách điều trị, bạn vui lòng chia sẻ với chúng tôi bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.   

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược chứa Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá

Hở van tim – Bệnh tim phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dược sĩ Hồ Hà

Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-disease-risks-signs-and-symptoms/risks-for-heart-valve-problems