Hở van động mạch chủ thường diễn biến thầm lặng với những dấu hiệu mờ nhạt ở giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển nặng, các biểu hiện đến rầm rộ hơn và khiến sức khỏe trở nên nguy hại hơn. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ đạt hiệu quả? Bạn hãy dành 3 phút đọc những thông tin về bệnh hở van động mạch chủ trong bài viết dưới đây để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Hở van động mạch chủ là gì?

Hở van động mạch chủ là hiện tượng van động mạch chủ không đóng kín hoàn toàn khiến cho máu trào ngược từ động mạch chủ vào tâm thất trái, tạo gánh nặng cho thất trái.

Van động mạch chủ được cấu tạo từ 3 lá van thanh mảnh, đóng mở một cách nhịp nhàng theo mỗi nhịp co bóp của cơ tim để máu lưu thông theo một chiều từ tâm thất trái xuống động mạch chủ và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi van động mạch chủ bị hở dẫn đến nhiều rối loạn trong hoạt động của tim.

Triệu chứng hẹp van động mạch chủ cần lưu tâm

Ở giai đoạn đầu, nhiều người thậm chí không biết mình bị hở van động mạch chủ do các biểu hiện thường mờ nhạt. Lúc này cơ tim có thể tự thích nghi bằng cách giãn ra để tăng cường tống máu đi. Khi hở van mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhất là khi hoạt động gắng sức.

- Khó thở tăng dần ngay cả khi nghỉ ngơi, khó thở nhiều khi nằm xuống.

- Phù mắt cá chân và bàn chân.

- Hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

- Mạch bất thường, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

- Đau tức hạ sườn phải, gan to.

- Cảm giác khó chịu, đau tức ngực.

Khó thở, hụt hơi – Triệu chứng hở van động mạch chủ

Khó thở, hụt hơi – Triệu chứng hở van động mạch chủ

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực do hở van động mạch chủ và muốn nhận được những lời khuyên hữu ích, hãy liên hệ đến số điện thoại 0962.546.541 để trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia.

Hở van động mạch chủ là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hở van tim động mạch chủ bao gồm:

Bệnh van tim bẩm sinh: Ở một số người, van động mạch chủ chỉ có hai lá thay vì 3 lá như bình thường khiến cho van tim không đóng lại hoàn toàn.

- Van tim bị canxi hóa: canxi lắng đọng nhiều khiến van tim bị cứng lại và hẹp hơn, không thể đóng kín được.

- Viêm nội tâm mạc: nhiễm trùng tim khiến van động mạch chủ bị tổn thương (có thể bị teo lại hoặc sưng tấy lên).

- Thấp tim: biến chứng sau viêm họng cấp do nhiễm liên cầu khuẩn.

- Van động mạch chủ bị xơ hóa do tuổi tác.

- Một số bệnh lý khác như: bệnh lupus, hội chứng Marfan, bệnh tự miễn, viêm cột sống dính khớp…

- Chấn thương ngực làm tổn thương van tim và cơ tim.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hở van tim động mạch chủ?

Để chẩn đoán xác định hở van động mạch chủ, bác sĩ kết hợp khai thác các triệu chứng đồng thời nghe tim, phổi bằng và chỉ định thêm một số xét nghiệm:

- Điện tâm đồ (ECG).

- Siêu âm tim.

- Chụp MRI tim.

- Chụp X- quang ngực.

- Thực hiện bài tập kiểm tra thể chất để đánh giá sức khỏe tim mạch.

- Đặt ống thông tim.

Điều trị hở van động mạch chủ

Tùy theo mức độ hở van tim, biện pháp điều trị có thể khác nhau bao gồm:

Điều trị hở van động mạch chủ mức độ nhẹ

Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, người bệnh được yêu cầu tái khám thường xuyên đồng thời thay đổi lối sống để giảm áp lực trên tim và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi. Dưới đây là một số lời khuyên trong điều trị và phòng ngừa hở van động mạch chủ:

- Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng như thuốc hạ áp, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim…

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo.

- Hạn chế chất béo bão hòa, tránh những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

- Cắt giảm lượng đường tinh chế và muối trong các bữa ăn.

- Không hút thuốc lá, nếu bạn đang hút thuốc hãy bỏ thuốc.

- Giảm cân nếu thừa cân, duy trì cân nặng hợp lý.

- Luyện tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, đạp xe, yoga…

- Sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hoạt chất sinh học tự nhiên trong Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu, cải thiện các triệu chứng khó thở, đau tức ngực đồng thời ngăn ngừa hở van tim tiến triển nặng hơn.

- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh những kích động, căng thẳng quá mức.

- Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính như: tiểu đường, huyết áp cao…

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn.. tốt cho người bệnh hở van tim

Tập yoga rất tốt cho người bệnh hở van động mạch chủ

Tập yoga rất tốt cho người bệnh hở van động mạch chủ

Điều trị hở van tim động mạch chủ mức độ nặng

Đối với những trường hợp hở van động mạch nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật. Một số phẫu thuật được cân nhắc như sau:

- Phẫu thuật sửa chữa van động mạch chủ: bao gồm các thủ thuật như định hình lại vị trí van tim, loại bỏ các mô dư thừa… sao cho các lá van tim có thể đóng khít lại với nhau

- Thay thế van động mạch chủ: sau khi loại bỏ van tim cũ bị rò rỉ, bác sĩ thay thế bằng một van cơ học hoặc sinh học và cần có sự cân nhắc trước khi lựa chọn loại van tim sẽ thay. Van sinh học thường bị thoái hóa sau một thời gian và cần thay lại, còn khi thay van cơ học người bệnh có thể cần uống thuốc chống đông trong một thời gian dài

Hở van tim động mạch chủ có nguy hiểm không?

Khi bệnh hở van tim động mạch chủ tiến triển xấu đi có thể dẫn đến một số biến chứng như:

- Suy tim: sau một thời gian tự “đối phó” khả năng co giãn, đàn hồi của cơ tim bị giảm sút nghiêm trọng, áp lực lên thất trái tăng lên gây phì đại thất trái, sau cùng dẫn đến suy tim.

- Tai biến mạch máu não, tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim do cục máu đông.

- Loạn nhịp tim: hở van động mạch chủ gây nên nhiều rối loạn nhịp tim, thường gặp như rung nhĩ, nhịp nhanh thất…

- Phình, vỡ động mạch chủ: khi áp lực trên mạch máu quá lớn có thể gây vỡ động mạch chủ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Qua những thông tin trong bài viết này, chắc chắn bạn không còn thắc mắc về bệnh hở van động mạch chủ. Ngoài ra, việc tự thiết lập một thói quen sinh hoạt khoa học kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ chính là chìa khóa để tự bảo vệ sức khỏe tim mạch của chính bản thân, tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aortic-valve-regurgitation/basics/definition/con-20022523

https://www.webmd.com/heart/leaky-heart-valve-symptoms-causes-treatments#1

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aortic-valve-regurgitation/symptoms-causes/syc-20353129