Để chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp mạch vành thì chụp mạch vành là một phương pháp không thể thiếu trong chẩn đoán. Nhiều người bệnh vẫn còn băn khoăn, lo lắng chụp mạch vành có nguy hiểm không? Hãy lắng nghe giải đáp về vấn đề này từ chuyên gia Tim mạch.

Câu hỏi:

Tôi năm nay 47 tuổi, lần khám tim gần đây bác sỹ nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch và yêu cầu tôi chụp động mạch vành trong lần khám tới. Tôi rất lo không biết chụp mạch vành có nguy hiểm không? Sau khi chụp có cần lưu ý gì không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ chuyên gia.

Chụp mạch vành có nguy hiểm không?

Chụp mạch vành có nguy hiểm không?

Giải đáp từ chuyên gia:

Chụp mạch vành có nguy hiểm không?

Cũng như hầu hết các thủ thật được thực hiện trên tim và mạch máu, chụp động mạch vành cũng có thể gây ra 1 số rủi ro. Tuy nhiên, biến chứng lớn và nguy hiểm đến tính mạng rất hiếm khi xảy ra.

Các rủi ro chính của chụp động mạch vành

- Tụ máu dưới da: điều này sẽ cải thiện sau 1 vài ngày nhưng bạn cần liên hệ với bác sỹ nếu vết tụ máu không có dấu hiệu tiêu giảm.

- Bầm tím: tại vị trí đặt ống thông tim như háng hoặc cánh tay trong vài tuần.

- Dị ứng với thuốc cản quang: gây phát ban, đau đầu. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng bạn cần trao đổi với bác sỹ về tiền sử dị ứng thuốc trước khi thực hiện thủ thuật.

- Nhiễm trùng: Bạn có thể phát hiện khi thấy vết thương nóng đỏ, chảy dịch, đau nhiều…

Biến chứng nghiêm trọng của chụp mạch vành

Trong những trường hợp rất hiếm gặp, biến chứng nghiêm trọng của chụp mạch vành có thể xảy ra với tỷ lệ ước tính chỉ dưới 1/1000. Bao gồm:

- Tổn thương động mạch ở cánh tay hoặc háng trên đường ống thông tim đi vào.

- Nhồi máu cơ tim - trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp do nguồn cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn hoàn toàn.

- Tai biến mạch máu não do cục máu đông hình thành gây tắc nghẽn mạch não, nếu không xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng về sau, thậm chí là đe dọa tính mạng.

- Tổn thương thận do tác dụng phụ của thuốc cản quang gây ra.

- Tổn thương mô do ảnh hưởng từ tia X khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Cần lưu ý những gì sau khi chụp mạch vành?

Sau khi chụp mạch vành, đa phần người bệnh sẽ được về nhà trong ngày. Trong những tuần đầu tiên, bạn cần lưu ý:

- Uống nhiều nước để đào thải hết lượng thuốc cản quang dư thừa trong cơ thể.

- Không hút thuốc lá, uống rượu.

- Trong ngày đầu tiên, không nên lái xe hay vận hành máy móc.

- Tháo băng vết thương sau 24 giờ, nếu thấy có dịch rò rỉ, hãy dùng 1 miếng băng mới và thay sau mỗi 12 giờ.

- Trong 2 ngày đầu tiên, không nên quan hệ tình dục, làm việc gắng sức hoặc tập thể dục cường độ mạnh.

- Trong 3 ngày đầu, không tắm trong bồn hoặc hồ bơi, nên dùng vòi hoa sen để tắm.

- Tránh thoa kem dưỡng da gần vị trí luồn ống thông.

- Tái khám lại theo lịch hẹn hoặc ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường.

- Dùng thêm viên uống hỗ trợ tim mạch từ thảo dược: Sau khi thông mạch, nếu phát hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch, bạn sẽ được bác sỹ kê 1 số loại thuốc tây điều trị bệnh. Bên cạnh những loại thuốc này, bạn nên dùng kết hợp thêm những viên uống hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh xơ vữa động mạch như Vương Tâm Thống để ngăn ngừa mảng xơ vữa tiến triển, giúp thành mạch trở nên vững chắc và phòng tránh các rủi ro về sau.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống - viên uống hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch từ thảo dược

Bệnh mạch vành và những thông tin bạn cần biết

Ds. Lê Lương