Xơ cứng động mạch là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý khiến động mạch trở nên dày và cứng, gây cản trở lưu thông máu trong động mạch. Vậy xơ cứng động mạch có gì khác so với xơ vữa động mạch và cần điều trị như thế nào để đảm bảo hiệu quả, an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Các dạng xơ cứng động mạch

Động mạch khỏe mạnh thường có tính co giãn, đàn hồi linh hoạt, đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi động mạch bị xơ cứng, sự lưu thông máu bị gián đoạn sẽ gây ra các vấn đề về tuần hoàn. Bệnh lý này được phân thành 5 dạng chính gồm:

- Xơ hóa động mạch: Các động mạch bị cứng lại do xơ hóa dưới tác động của tuổi tác và không liên quan đến mảng xơ vữa.

- Xơ cứng động mạch Mönckeberg: Động mạch trở nên cứng do lắng đọng canxi, thường  gặp ở người cao tuổi. Tình trạng này không gây ra cục máu đông hay thu hẹp động mạch.

- Xơ cứng tiểu động mạch hyalin: Thành động mạch dày lên, thu hẹp và suy yếu gây cản trở lưu thông máu; thường xuất hiện ở các động mạch nhỏ của người bệnh tiểu đường.

- Xơ vữa động mạch tăng sản: Tình trạng này có thể để lại cặn protein dọc theo thành động mạch, khiến động mạch dày lên và thu hẹp. Người bệnh tăng huyết áp sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

- Xơ vữa động mạch: là tình trạng chất béo tích tụ và bám trong thành động mạch, gây tắc nghẽn lưu thông máu. Dạng bệnh này thường bị nhầm lẫn với xơ cứng động mạch nói chung.

Xơ cứng động mạch làm cản trở lưu thông máu trong động mạch

Dấu hiệu cảnh báo xơ cứng động mạch

Rất nhiều người không biết mình bị xơ cứng động mạch cho đến khi xuất hiện biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc phình động mạch. Hãy lắng nghe cơ thể và nhận diện một số dấu hiệu cảnh báo xơ cứng động mạch sau đây:

- Tức ngực

- Khó thở

- Đổ mồ hôi

- Đau ở cánh tay hoặc vai

- Mệt mỏi

- Ho khan

- Chóng mặt

- Đau đầu dữ dội

- Khó nói

- Các vấn đề về thị lực (nhìn mờ, hoa mắt…)

- Đau chân

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của xơ cứng động mạch nhưng chưa tìm ra cách khắc phục, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo tổng đài 0988.024.366 - Zalo: 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.

XCBS 2.png

Yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch

Xơ cứng động mạch thường diễn biến chậm nhưng cũng có thể tiến triển nhanh chóng dưới sự tác động của các yếu tố nguy cơ như:

- Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

- Béo phì

- Cholesterol máu cao

Huyết áp cao

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm

- Lười vận động

- Hút thuốc lá

- Ăn uống thiếu khoa học: uống nhiều bia rượu; ăn nhiều chất béo bão hòa, muối, đường…

Điều trị xơ cứng động mạch

Tùy thuộc vào dạng xơ cứng động mạch và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Thuốc điều trị xơ cứng động mạch

Người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc để ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch tiến triển nặng hơn. Các nhóm thuốc thường được sử dụng là:

- Thuốc hạ mỡ máu: giúp loại bỏ các thành phần mỡ xấu như cholesterol, triglycerid tham gia hình thành xơ vữa động mạch.  

- Thuốc chống đông máu: để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch; dự phòng biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não do cục máu đông gây ra.

- Thuốc giãn mạch, hạ áp: bao gồm nhóm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta… có tác dụng thư giãn mạch máu, hạ huyết áp; từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng và ngăn ngừa xơ cứng động mạch tiến triển nặng hơn.

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị xơ cứng động mạch

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và dự phòng các biến chứng từ xơ cứng động mạch, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng tính đàn hồi thành mạch, chống xơ vữa và ngăn ngừa cục máu đông, điển hình như Vương Tâm Thống.

Theo đánh giá của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103: “Vương Tâm Thống là sự kết hợp của những thành phần thảo dược tinh túy như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra… đều có chung tác dụng là giãn mạch, hoạt huyết, hạ mỡ máu, chống huyết khối nên tác động sâu vào căn nguyên gây xơ cứng động mạch; nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.”

Người bệnh xơ cứng động mạch nên dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc theo đơn

Người bệnh xơ cứng động mạch nên dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc theo đơn

Khảo sát thực tế về tác dụng của Vương Tâm Thống trên 223 người bệnh xơ vữa mạch vành cũng cho thấy, 97.76% người bệnh đánh giá rất hài lòng sau khi kết hợp dùng Vương Tâm Thống cùng thuốc tây theo đơn; tình trạng đau ngực, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh thuyên giảm rõ rệt.

Bạn có thể lắng nghe trực tiếp đánh giá từ chuyên gia và chia sẻ từ người bệnh tim mạch về Vương Tâm Thống để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này qua video dưới đây:

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống

Phẫu thuật

Nếu sử dụng thuốc vẫn không đủ để kiểm soát các triệu chứng của xơ cứng động mạch, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp can thiệp sau nhằm khơi thông lòng mạch:

- Nong mạch, đặt stent: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ luồn một ống thông có gắn bóng nong ở đầu để nong rộng lòng mạch. Sau đó, một khung kim loại (stent) sẽ được đặt vào vị trí vừa nong để giữ cho động mạch luôn mở rộng.

- Phẫu thuật bắc cầu: Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn nghiêm trọng ở nhiều vị trí, bạn có thể cần phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn động mạch khỏe mạnh từ chân hoặc ngực để tạo cầu nối dẫn máu chảy qua, thay thế cho đoạn mạch bị tắc nghẽn.

- Cắt bỏ nội mạc động mạch: Mảng xơ vữa hoặc vôi hóa động mạch sẽ được loại bỏ bằng lưỡi dao hoặc tia laser đưa vào theo đường ống thông.

Điều chỉnh lối sống     

Duy trì lối sống khoa học chính là yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của ca điều trị xơ cứng động mạch. Vì vậy người bệnh cần:

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như rau quả tươi, các loại thịt trắng, ngũ cốc nguyên cám… Cắt giảm muối, đường và chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày.

- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu nhằm giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ xơ cứng động mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao…

- Hạn chế căng thẳng: Người bệnh có thể giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng bằng cách tập hít sâu thở chậm, thiền tịnh, yoga, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện cùng người thân… để tránh những trạng thái cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

- Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm: như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… bằng cách dùng thuốc đầy đủ, điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với luyện tập thường xuyên.

- Thăm khám sức khỏe định kì: nhằm đánh giá mức độ bệnh và điều chỉnh đơn thuốc nếu cần.

Xơ cứng động mạch mặc dù khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng với những phương pháp điều trị sẵn có kết hợp cùng duy trì lối sống khoa học, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm thông tin về xơ cứng động mạch và giải pháp điều trị, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 - Zalo: 0972.053.003 để được hỗ trợ trực tiếp.
Xem thêm:

Hết hẳn đau ngực, mất ngủ do xơ vữa động mạch vành nhờ bí quyết đơn giản

Vương Tâm Thống được 97.76% người bệnh mạch vành sử dụng đánh giá tốt

Nguồn tham khảo: webmd.com