Xơ vữa động mạch cảnh là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não – một biến chứng với tỷ lệ tử vong cao. Điều đáng lo ngại là đa số người bệnh thường chủ quan với những triệu chứng cảnh báo của căn bệnh này. Việc phát hiện sớm và xử trí đúng cách sẽ giúp bạn tự cứu lấy tính mạng của mình khi biến chứng nguy cấp xảy ra.

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch cảnh   

Bệnh bắt nguồn từ những tổn thương tại thành trong của động mạch cảnh (động mạch chính dẫn máu từ động mạch chủ ngực lên não bộ). Tại vị trí đó sẽ kích hoạt phản ứng viêm mạch máu; đồng thời cholesterol, canxi và các chất thải trong máu sẽ tích tụ lại và hình thành nên mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch. Chúng phát triển lớn dần theo thời gian làm thu hẹp lòng động mạch cảnh, cản trở dòng máu lưu thông đến nuôi dưỡng não bộ.

Xơ vữa động mạch cảnh là nguyên nhân chính gây đột quỵ não

Triệu chứng của xơ vữa động mạch cảnh

Nếu động mạch cảnh chỉ tắc hẹp nhẹ thì người bệnh gần như không cảm nhận thấy triệu chứng gì. Khi mảng xơ vữa gây tắc hẹp đủ lớn, lượng máu đến nuôi não đã giảm đi đáng kể và gây ra các triệu chứng như sau:  

- Tê bì, mất cảm giác ở một bên cơ thể; cảm nhận thường rõ nhất ở 1 bên mặt hoặc 1 bên tay, chân.

- Khó nói, diễn đạt không rõ ràng.

- Đột ngột mất thị lực ở 1 hoặc 2 mắt; nhìn song thị (nhìn đôi, nhìn ba).

- Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

- Đau đầu đột ngột, dữ dội.

- Khó thở, thở dốc.

- Khó nuốt.

Nếu triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua từ vài phút đến vài chục phút thì đó là biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài trong nhiều giờ thì rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ não. Bạn cần ngay lập tức đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra kịp thời, ngay cả khi triệu chứng đã biến mất thì bạn cũng không được chủ quan vì cơn đột quỵ vẫn có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Biến chứng của xơ vữa động mạch cảnh

Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề nhất của xơ vữa động mạch cảnh. Nguyên nhân gây đột quỵ là do mảng xơ vữa động mạch cảnh phát triển quá dày và bị nứt vỡ, tại vị trí đó cục máu đông sẽ hình thành, gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch cảnh và cắt đứt đường cấp máu chính đến nuôi dưỡng não bộ. Cục máu đông cũng có thể vỡ ra thành nhiều mảnh và di chuyển vào hệ thống mạch máu não, gây tắc nghẽn các động mạch nhỏ hơn, dẫn đến đột quỵ não.   

Nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ đột quỵ não do xơ vữa động mạch cảnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp phòng tránh tốt nhất.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch cảnh

Các phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch cảnh là:

- Khám lâm sàng: Động mạch cảnh nằm rất nông dưới da nên bác sỹ có thể sờ nắn động mạch cảnh để phát hiện mảng xơ vữa.

- Siêu âm động mạch cảnh: giúp tìm kiếm vị trí mảng xơ vữa và cục máu đông trong động mạch cảnh.

- Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ: cho hình ảnh bên trong các động mạch cảnh với độ chính xác cao. Phương pháp này còn được dùng để phát hiện các trường hợp đột quỵ do những cục máu đông rất nhỏ nằm trong não.

- Chụp mạch số hóa xóa nền DSA: cung cấp thông tin chính xác nhất về sự tắc nghẽn bên trong động mạch cảnh.

Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch cảnh

Điều chỉnh lối sống

Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch cảnh tiến triển, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng dẫn sau:

- Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.

- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: ăn nhạt, cắt giảm chất béo, đường, tinh bột và tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả, ngũ cốc nguyên cám…

- Duy trì cân nặng hợp lý nếu bạn bị thừa cân, béo phì bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động.

- Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, duy trì ít nhất 5 ngày trong tuần.

- Hạn chế uống rượu, chỉ uống tối đa 1 ly rượu vang nhẹ mỗi ngày đối với nữ giới và 2 ly đối với nam giới.

- Kiểm soát các bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao…

- Khám sức khỏe tim mạch định kì ít nhất mỗi năm 1 lần.

Thuốc điều trị xơ vữa động mạch cảnh

Để kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch cảnh, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu. Các thuốc chống đông máu như aspirin và clopidogrel cũng có thể được chỉ định để dự phòng biến chứng đột quỵ do cục máu đông cho người bệnh xơ vữa động mạch cảnh.

Bên cạnh các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, để ngăn ngừa xơ vữa động mạch tiến triển và phòng ngừa cục máu đông được hiệu quả hơn, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng chống đông máu, tăng tính đàn hồi thành mạch, hạ mỡ máu, huyết áp như Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn… Hiện nay trên thị trường đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên nén tiện dụng chứa những thành phần dược liệu này. Đây cũng là sản phẩm được các chuyên gia đánh giá rất cao và được báo Khoa học & Đời sống ghi nhận với trên 97% người dùng hài lòng sau khi sử dụng.

Phẫu thuật

Hai phương pháp phẫu thuật chính dùng trong điều trị xơ vữa động mạch cảnh là:

- Cắt bỏ mảng xơ vữa: Khi động mạch cảnh bị tắc hẹp từ 70% trở và người bệnh dùng thuốc đầy đủ nhưng không thể kiểm soát được triệu chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ mảng xơ vữa thông qua một đường rạch ở cổ.

Phẫu thuật cắt bỏ mảng xơ vữa động mạch cảnh

- Đặt stent động mạch cảnh: Với những trường hợp không thể thực hiện cắt bỏ mảng xơ vữa hoặc để xử trí cấp cứu nhồi máu não, bác sĩ sẽ tiến hành nong mạch/đặt stent động mạch cảnh theo đường ống thông từ động mạch đùi nhằm nhanh chóng khơi thông dòng máu đến nuôi dưỡng não bộ.    

Xơ vữa động mạch cảnh mặc dù là bệnh lý khá nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ theo những hướng dẫn trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được sự tiến triển bệnh và phòng tránh biến chứng đột quỵ trong tương lai.   

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bệnh xơ vữa động mạch cảnh

Xơ vữa động mạch – Nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/carotid-artery-disease-causes-symptoms-tests-and-treatment