Suy tim là một trạng thái bệnh lý làm cho tim mất khả năng bảo đảm cung lượng tim theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức và sau đó cả lúc nghỉ ngơi, tổn thương trung tâm trong suy tim là suy yếu sự co bóp tim. Hiện nay tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn ngày càng tăng trong khi các tai biến về mạch máu não và mạch vành tim gây tử vong giảm. Suy tim có thể được gây ra bởi bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, và huyết áp cao.

Hiện nay có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này. Trên thực tế suy tim là một trong những lý do khiến cho những người ở độ tuổi 65 trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để tiến triển thành bệnh suy tim.

Các triệu chứng suy tim là gì?

Nếu bị suy tim, bạn có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Tắc nghẽn phổi: Suy tim dẫn đến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở khi tập thể dục hoặc khó thở lúc nghỉ ngơi, thậm chí khó thở khi nằm thẳng trên giường. Tắc nghẽn phổi có thể gây ra cơn nghẹt thở hoặc thở khò khè.

- Giữ nước: Bị suy tim dẫn đến lượng máu đến thận ít, gây ứ nước, dẫn đến mắt cá chân bị sưng, phù nề. Có thể dẫn đến tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm khi cơ thể bạn cố gắng đẩ đào thải chất lỏng dư thừa này.

- Đầy hơi ở dạ dày có thể gây cảm giác không ngon miệng hoặc buồn nôn.

- Chóng mặt và mệt mỏi: Lưu lượng máu đến các cơ quan và cơ bắp của cơ thể hạn chế, làm cho bạn mệt mỏi. Máu đến não kém dẫn đến chóng mặt hoặc nhầm lẫn.

- Tim đập nhanh hoặc không đều: Tim đập nhanh hơn để bơm đủ máu cho cơ thể dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều.

Tóm lại, khi bạn bị suy tim, bạn có thể bị một hoặc tất cả các triệu chứng trên đôi khi  có thể không có triệu chứng nào. Ngoài ra khi mắc các triệu chứng trên nhưng lại không phải do suy tim mà là bệnh lý của bệnh khác. Đôi khi có rất nhiều triệu chứng khác nhưng tim bạn chỉ bị suy nhẹ trong khi có ít triệu chứng nhưng tim bạn đã bị hư hại nghiêm trọng.

sung-phu-chan-la-dau-hieu-cua-suy-tim.jpg

Sưng phù chân là dấu hiệu của suy tim

Xét nghiệm chẩn đoán suy tim

Hầu hết các bác sĩ có thể nhận định suy tim thông qua các triệu chứng lâm sàng như trên. Bằng cách nghe tiếng đập của tim bác sĩ cũng có thể sơ bộ dự đoán được các vấn đề mà trái tim bạn đang gặp phải. Tuy nhiên để có một kết luận chính xác, đặc biệt với các trường hợp bệnh cảnh phức tạp, thì vẫn phải dựa vào kết quả của những xét nghiệm cận lâm sàng.

1. Các xét nghiệm máu

Lấy mẫu máu để kiểm tra thận, gan và chức năng tuyến giáp để tìm kiếm chỉ số các bệnh khác ảnh hưởng đến tim. Kiểm tra NT – ProBNP trong máu có thể giúp chẩn đoán suy tim khi sử dụng các xét nghiệm khác không chắc chắn.

2. Chụp X – Quang

Hình ảnh X – Quang giúp bác sĩ thấy rõ tình trạng phổi và tim của bạn. Trong suy tim, hình ảnh X – Quang có thể cho thấy xuất hiện sự tích tụ mở rộng ở tim và các dịch lỏng có thể thấy trong phổi. Sử dụng X- quang có thể chẩn đoán được các vấn đề khác ở tim.

3. Điện tâm đồ (ECG)

Thử nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim thông qua các điện cực gắn liền với làn da. Xung được ghi nhận là sóng và hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy. Thử nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề nhịp tim và tổn thương  cho tim từ một cơn đau tim.

4. Siêu âm tim

Siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh video của trái tim. Hình ảnh này có thể giúp bác sĩ thấy kích thước và hình dạng của trái tim, và trái tim bạn bơm máu như thế nào.

Siêu âm tim cũng giúp bác sĩ tìm các bệnh liên quan đến van tim, hoặc các bất thường khác về tim. Phân suất tống máu được đo trong quá trình siêu âm tim là một thước đo quan trọng để giúp phân loại suy tim và hướng dẫn điều trị.

5. Chụp cắt lớp vi tính tim (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)

Các xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán vấn đề về tim, trong đó có nguyên nhân của suy tim. Trong một CT scan tim, bạn nằm trên một bảng bên trong một máy. Một ống X-quang bên trong máy quay xung quanh cơ thể của bạn và thu thập những hình ảnh của tim và ngực của bạn.

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI) là một phương pháp hình ảnh có sử dụng nam châm mạnh và sóng radio để tạo hình ảnh cho trái tim. Phương pháp này không sử dụng tia X và an toàn cho bệnh nhân. Hình ảnh MRI duy nhất được gọi là lát cắt. Các hình ảnh có thể được lưu trữ trên một máy tính hoặc in trên phim.

chup-cong-huong-tu.jpg

Chụp cộng hưởng từ

6. Chụp động mạch vành

Chụp động mạch vành là phương pháp thăm dò chảy máu nhằm đưa thuốc cản quang vào động mạch vành để chẩn đoán một số bệnh lý của động mạch vành giúp cho người thầy thuốc có phương án điều trị cho bệnh nhân.

Những phương pháp trên có thể giúp chuẩn đoán chính xác các vấn đề về tim của bạn. Tuy nhiên mỗi phương pháp có những hạn chế nhất định, tùy vào tình hình điều kiện thực tế các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp.

Nga Thu