Suy tim là tình trạng bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Theo một số liệu thống kê, ở Mỹ có khoảng 5,7 triệu người bị suy tim. Vậy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào? Bạn đã biết gì về nó?

Thế nào là suy tim?

Suy tim là tình trạng tim bị suy giảm chức năng – tức là khả năng bơm máu của tim tới các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể xấu đi và gây ảnh hưởng tới tính mạng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và suy tim sẽ không phải là vấn đề quá lo ngại.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim

Suy tim là hậu quả của các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Có thể liệt kê ra các nguyên nhân cơ bản sau :

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp có thể làm tăng áp lực máu lên tim, khiến cho hoạt động của tim bị ảnh hưởng.

- Bệnh mạch vành: Khi bị bệnh mạch vành, các mạch máu bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa, vì vậy dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim bị giảm và gây ra tình trạng suy yếu tim. Đây cũng là nguyên nhân gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh 2 nguyên nhân cơ bản trên, những bệnh nhân bị mắc các bệnh khác như rối loạn nhịp tim, hở van tim, viêm cơ tim hoặc tim bẩm sinh… thì cũng có nguy cơ cao bị suy tim.

suy-tim-co-the-lay-di-tinh-mang-cua-ban.jpg

Suy tim có thể lấy đi tính mạng của bạn 

Triệu chứng của bệnh suy tim

Các triệu chứng của suy tim có thể khác nhau đối với mỗi người, tuy nhiên, người bị suy tim thường có những triệu chứng cơ bản như sau:

- Hay thở dốc, thở gấp, nhất là khi nằm.

- Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

- Ho hoặc thở khò khè, nhất là khi gắng sức làm việc gì đó.

- Sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân.

- Tăng cân (do tích tụ dịch).

- Chóng mặt, hay quên.

Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sĩ để xét nghiệm, kiểm tra xem mình có bị suy tim hay không.

tuc-nguc-kho-tho-khi-van-dong-la-bieu-hien-cua-benh-suy-tim.jpg

Tức ngực, khó thở khi vận động là biểu hiện của bệnh suy tim

Điều trị suy tim như thế nào

Suy tim là căn bệnh hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, cách điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Một vài trường hợp nặng hơn cần đến sự can thiệp của các bác sĩ với những phương pháp như nong mạch, đặt stent, thay thế van tim, ghép tim…

Thay đổi lối sống:

Nếu như bạn phát hiện ra mình bị suy tim, hoặc muốn phòng ngừa bệnh suy tim, hãy bắt đầu thay đổi lối sống bằng các cách đơn giản như: Ngừng sử dụng rượu bia; bỏ thuốc lá; tăng cường tập luyện thể dục thể thao; xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch…

Sử dụng thuốc:

Với những bệnh nhân đã bị suy tim thì dùng thuốc điều trị là rất quan trọng. Sử dụng thuốc  sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, làm chậm diễn tiến của tình trạng bệnh. Tùy vào các đối tượng khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp, trong đó bao gồm một số loại thuốc chính như: Digoxin giúp tim đập mạnh hơn, cải thiện chức năng tim; Nitroglycerin làm giãn mạch và tăng lưu thông máu; thuốc chen kênh Canxi giúp ổn định nhịp tim và hạ huyết áp…

Hiện nay, việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để phòng ngừa các bệnh tim mạch đang rất phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Anh… Với nền y học cổ truyền lâu năm, Việt Nam cũng đang dần hội nhập với các nước khác trong việc sử dụng thực phẩm chức năng để phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các sản phẩm phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình là những sản phẩm tiêu biểu có chứa các thành phần như Đỏ ngọn, Hoàng bá, Mạch môn, Sơn tra… giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vành; giúp làm hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, an toàn, hiệu quả khi sử dụng và không có tác dụng phụ.

Minh Đức