Trong số những người bị thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành), có khoảng 3% là người trẻ tuổi (dưới 40). Con số này đang có xu hướng không ngừng tăng lên dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như lười vận động, ăn uống kém khoa học, sử dụng chất kích thích…

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa và ngăn chặn thiếu máu cơ tim ngay từ khi còn trẻ? Hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Mảng xơ vữa xuất hiện trong lòng mạch gây cản trở dòng máu đến nuôi tim là nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim. Bệnh có thể khởi phát từ khi bạn còn rất trẻ (từ 15 tuổi) và tiến triển dần theo thời gian.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị thiếu máu cơ tim không liên quan đến mảng xơ vữa mà do bất thường mạch vành bẩm sinh, các bệnh lý khác như rối loạn mô liên kết, bệnh tự miễn, viêm động mạch vành…

Tình trạng thiếu máu cơ tim ở người trẻ đang ở mức báo động

Tình trạng thiếu máu cơ tim ở người trẻ đang ở mức báo động

Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ

- Hút thuốc lá: Nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng cao gấp 3 lần ở những người không hút thuốc trong độ tuổi từ 35 đến 44. Trong khói thuốc chứa rất nhiều chất độc như cocain, nicotine, catecholamine… làm tổn thương mạch vành, khởi phát sự hình thành mảng xơ vữa gây tắc mạch.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim tăng lên nếu trong gia đình bạn có người thân là nam giới dưới 55 tuổi hoặc nữ giới dưới 65 tuổi mắc bệnh tim mạch.

- Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài làm gia tăng áp lực cho tim, gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng này sẽ thúc đẩy bệnh thiếu máu cơ tim tiến triển xấu đi.

- Bệnh tiểu đường, mỡ máu cao: Biến chứng tiểu đường làm tổn thương mạch máu, kết hợp cùng mỡ máu cao khiến mảng xơ vữa phát triển dày thêm gây thiếu máu cơ tim.

- Giới tính: Khi còn trẻ, nam giới có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cao hơn so với nữ giới.

- Thói quen sống thiếu khoa học: lạm dụng rượu bia, ăn uống kém khoa học (đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ), lười vận động…

Triệu chứng cảnh báo thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Cũng giống như người cao tuổi, người trẻ cũng gặp phải những triệu chứng thiếu máu cơ tim như:

- Đau thắt ngực: Cơn đau có thể lan xuống cổ, vai, hàm, cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng, thường biến mất sau vài phút và có thể xuất hiện trở lại.

- Khó thở, hụt hơi.

- Mệt mỏi.

- Trống ngực, loạn nhịp tim.

- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

Bạn đang gặp phải triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi do thiếu máu cơ tim gây ra, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để được hỗ trợ.

Thiếu máu cơ tim ở người trẻ có nguy hiểm không?

So với người cao tuổi thì thể trạng của người trẻ thường tốt hơn và tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cũng thấp hơn; do đó tiên lượng bệnh thường tốt hơn so với người cao tuổi. Tuy nhiên, người trẻ thường có tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua những triệu chứng bệnh và không điều trị tốt ngay từ giai đoạn đầu, kết quả là có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử…

Phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Duy trì thói quen sống khoa học

Người trẻ thường có thói quen thức khuya, ăn uống và làm việc thiếu điều độ. Đây chính là những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cơ tim. Ngay từ bây giờ, bạn cần đặt ra cho mình một số nguyên tắc để đảm bảo lối sống lành mạnh nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc về sau:

- Ăn uống khoa học: Ăn dưới 6g muối/ngày, tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, hạt ngũ cốc nguyên cám… Hạn chế các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ…

- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như ma túy, cocain…

- Tăng cường vận động: Thay vì ngồi hàng giờ giải trí trước máy vi tính, điện thoại, tivi… người trẻ nên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thể chất như bóng đá, bơi lội, cầu lông, yoga…

- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

- Làm việc điều độ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Không tắm sau 22h đêm.

Người trẻ cần từ bỏ thói quen hút thuốc để phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Người trẻ cần từ bỏ thói quen hút thuốc để phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Dùng thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Bác sỹ có thể chỉ định một số thuốc hạ áp, hạ mỡ máu, tiểu đường… để kiểm soát các yếu tố nguy cơ mà bạn đang có. Đa số các thuốc này cần phải sử dụng dài ngày, do đó nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cũng tăng lên. Đó là lý do mà bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo xử trí kịp thời nếu có tác dụng phụ xảy ra.

Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim

Để tránh nguy cơ phải tăng liều dùng của thuốc tây và giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh nên kết hợp dùng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim là Thực phẩm bảo vệ Vương Tâm Thống. Với các thành phần giúp giãn mạch, chống đông, hạ mỡ máu như Bồ hoàng, Sơn tra, Đỏ ngọn… Vương Tâm Thống vừa giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch để ngăn chặn tiến triển bệnh, vừa giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng về lâu dài.

Can thiệp mạch vành – nên hay không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, người trẻ tuổi thực hiện phẫu thuật tim sớm sẽ có tiên lượng rất xấu về sau. Do đó, phẫu thuật chỉ được xem xét chỉ định khi người bệnh áp dụng các cách điều trị khác không còn hiệu quả. Những phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là:

- Nong mạch vành, đặt stent mạch vành qua da.

- Mổ bắc cầu động mạch vành.

- Phương pháp laser.

Nếu người bệnh có rối loạn nhịp tim nguy hiểm, bác sỹ có thể đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim.

Mặc dù tiên lượng bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ tốt hơn ở người già nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng vẫn rất cao. Người trẻ cần nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh ngay từ khi mới phát hiện để đảm bảo cho trái tim luôn khỏe mạnh lúc về già.

Ds. Lê Lương

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim

Mách bạn phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả

Nguồn tham khảo:  

https://www.dovemed.com/diseases-conditions/ischemic-cardiomyopathy/